Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh chuối

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 65)

Đối với người nông dân trồng chuối để có thu nhập từ những quả chuối trong vườn của mình là cả một một quá trình dài với không biết bao nhiêu mồ hôi công sức chi phí cả những sự biến động rủi ro từ thị trường. Dưới đây là một số kết quả điển hình từ 70 phiếu điều tra của người dân trồng chuối và dứa mà tôi đã thu thập được.

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối và dứa

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Chuối mô Dứa Queen So sánh Chuối mô/Dứa (lần)

GO 134.130,07 60.750,00 2,21 IC 59.277,82 28.782,27 2,06 TC 62.418,59 29.545,06 2,11 VA 74.852,25 31.967,73 2,34 MI 73.991,18 31.217,73 2,37 Pr 71.711,48 31.204,94 2,30

(Nguồn: tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)

Bảng 3.10 cho thấy rằng GO của một ha chuối mô năm 2013 đạt 134.130,07 nghìn đồng cao gấp 2,21 lần so với một ha dứa chỉ đạt 60.750,00 nghìn đồng/ha.

Tuy nhiên IC đầu tư cho một ha chuối cao hơn nhiều so với dứa, bởi vì cây chuối là loại cây tương đối khó tính cần kết hợp nhiều loại phân bón phun thuốc sâu nhiều hơn, lượng phân bón cũng cần nhiều hơn so với cây dứa. Chi phí cho sản xuất 1ha dứa là 28.782,27 nghìn đồng trong khi đó chi phí của chuối lại là 59.277,82 nghìn đồng cao hơn 2,06 lần so với chi phí sản xuất dứa. Tuy nhiên đây là chi phí sản xuất chưa phân bổ bởi dứa trung bình 1- 2 năm lại phải trồng mới đồng nghĩa với chi phí trồng mới và đầu tư ban đầu cao nếu so với chi phí sản xuất chuối phân bổ. Tính theo chi phí phân bổ thì chi phí sản xuất chuối cao hơn 1,06 lần so với dứa, tuy nhiên lợi nhuận của sản xuất chuối mô lại cao hơn 4,6 lần so với cây dứa.

VA của dứa là nghìn 31.967,73 đồng/ha, đồng thời Pr của việc trồng 1 ha chuối mô là 71.711,48 nghìn đồng/ha cao gấp 2,30 lần so với dứa chỉ đạt 31.204,94 nghìn đồng/ha.

Giữa các nhóm nhóm hộ việc đầu tư cho sản xuất khác nhau thì kết quả của quá trình sản xuất ra sản phẩm chuối cũng có sự khác biệt.

Hiệu quả sản xuất cây chuối mô không chỉ cao hơn so với cây dứa mà nó còn có sự khác nhau giữa mức độ đầu tư kinh doanh của các nhóm hộ cùng sản xuất chuối thể hiện thông qua bảng 3.11 dưới đây.

Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối của các nhóm hộ điều tra (tính trên 1 ha chuối cho thu hoạch)

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Hộ giàu (n=5) Hộ khá (n=11) Hộ trung bình

(n=29) GO 144.562,50 131.480,77 126.346,94 IC 61.050,30 59.502,75 57.280,41 TC 64.330,61 62.563,03 60.362,14 VA 83.512,20 71.978,02 69.066,53 MI 82.654,39 71.239,94 68.079,20 Pr 80.231,89 68.917,74 65.984,80

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)

Bảng 3.11 cho thấy sản xuất chuối mô ở các mức đầu tư khác nhau cho kết quả và HQKT khác nhau. Tính cho 1 ha trồng trọt: Đối với hộ trồng chuối mô GO của hộ giàu là 144.562,50 nghìn đồng/ha, nhóm hộ khá là 131.480,77 nghìn đồng/ha, còn hộ trung bình 126.346,94 là nghìn đồng/ha. Như vậy trong 3 nhóm hộ điều tra nhóm hộ giàu có GO/ha đạt cao nhất và gấp 1,14 lần so với hộ trung bình trên một ha diện tích cho thu hoạch. Với GO, VA và MI của nhóm hộ giàu đều lớn hơn hộ khá và hộ trung bình nên lợi nhuận của nhóm hộ giàu lớn hơn cho dù IC của nhóm hộ giàu là lớn nhất.

Trong ba nhóm hộ đã điều tra hộ giàu đạt được hiệu quả sản xuất là cao nhất, hộ trung bình là thấp nhất, nguyên nhân do có sự đầu tư về IC của nhóm hộ này là cao nhất, chất lượng quả tươi cũng đẹp hơn nên giá bình quân cao hơn. Do làm trên một diện tích lớn, quy mô lớn hơn vì vậy công lao động cũng như khấu hao máy móc của nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ còn lại, vì vậy lợi nhuận đạt được cao hơn so với nhóm hộ khá và trung bình.

khả năng về vốn để đầu tư ban đầu cũng hạn chế hơn, với số vốn hiện có nhỏ họ không dám mạo hiểm, cũng không thể huy động nguồn vốn lớn. Đặc biệt trồng chuối mô cần đầu tư lớn, vì vậy trong những năm đầu họ khó có cơ hội đầu tư. Khả năng tiếp cận với khoa học kĩ thuật cũng bị hạn chế. Nếu như hộ có đầu tư vật tư lớn, cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt thì họ có thể tiến hành bón thúc và tưới nước để chuối ra quả to mẫu mã đẹp trong khi các nhóm hộ trung bình và khá không có điều kiện chăm sóc nên chất lượng và mẫu mã không được đẹp dẫn đến giá bán thấp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)