4.1Đường Phillips

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 92)

I G+ EX =S + TN + M (4)

4.1Đường Phillips

Mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp thường được gọi là đường Phillips. Chúng ta bắt đầu câu chuyện bằng việc phát hiện ra đường Phillips.

4.1.1. Ngun gc ca đường Phillips.

Vào năm 1958, A.W. Phillips cho đăng một bài báo trong tờ tạp chí Kinh tế học của Anh. Bài báo này đã làm cho ông trở nên nổi tiếng. Nó mang tiêu đề “mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957”. Trong bài báo đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Nghĩa là, Phillips đã chỉ ra rằng những năm có thất nghiệp thấp thường có lạm phát cao hơn, còn những năm có thất nghiệp cao thường có lạm phát thấp (Phillips phân tích lạm phát của tiền lương danh nghĩa, chứ không phải lạm phát giá cả, nhưng đối với mục đích của chúng ta, sự phân biệt đó không quan trọng. Hai chỉ tiêu về lạm phát này thường thay đổi cùng chiều với nhau). Phillips đã kết luận rằng hai biến kinh tế vĩ mô quan trọng – lạm phát và thất nghiệp - kết nối với nhau theo cách mà trước đây mà các nhà kinh tế chưa phát hiện ra.

Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu của nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips xuất bản cuốn sách của mình, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản một bài báo trong tờ Tạp chí kinh tế Mỹ dưới tiêu đề “các phân tích về chính sách chống lạm phát”, trong đó họ đã nghĩ ra mối tương quan nghịch tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ. Họ lập luận rằng mối quan hệ tương quan này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samuelson và Solow đã gọi mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips. Hình 6.5 nêu ra một ví dụ về đường Phillips giống như đường được Samuelson và Solow tìm ra.

Hình 6.5 Đường Phillips. Đường Phillips minh họa cho mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Tại điểm A, lạm phát và thất nghiệp cao. Tại điểm B, lạm phát cao trong khi thất nghiệp thấp.

Như tên bài báo của họ cho thấy, Samuelson và Solow quan tâm đến đường Phillips vì họ tin rằng nó đem lại những bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, họ gợi ý rằng đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục kinh tế có thể xảy ra. Bằng thay đổi chính sách tiền tệ và tài khoản để tác động vào tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm bất kỳ trên đường này. Điểm A có thất nghiệp cao và lạm phát thấp. Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm phát cao. Các nhà hoạch dịnh chính sách có thể muốn thấy cả thất nghiệp và lạm phát đều thấp, nhưng số liệu lịch sử được tóm tắt bằng đường Phillips chỉ ra rằng một kết hợp như vậy không thể xảy ra. Theo Samuelson và Solow, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, đường Phillips minh hoạ cho sự đánh đổi đó.

4.1.2. Tng cu, tng cung và đường Phillips.

Mô hình tổng cầu và tổng cung đem lại một cách giải thích dễ dàng về các kết cục có thể xảy ra mà đường Phillips mô tả. Đường Phillips chỉ ra các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Như chúng ta biết, sự gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sản lượng và mức giá cao hơn trong ngắn hạn. Sản lượng nhiều hơn hàm ý việc làm nhiều hơn và như vậy tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, cho dù mức giá năm trước là bao nhiêu, thì mức giá trong năm hiện tại càng cao cũng làm cho tỷ lệ lạm phát càng cao. Như vậy, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn - tức mối quan hệ được minh hoạ bằng đường Phillips.

Để hiểu rõ hơn tại sao lại như vậy, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Để giữ cho con số đơn giản, chúng ta hãy hình dung ra rằng mức giá (ví dụ tính bằng chỉ số tiêu dùng) bằng 100 trong năm 2000. Hình 6.6 chỉ ra mức sản lượng có khả năng xảy ra trong năm 2001. Phần (a) nêu ra hai kết cục được xác định bằng mô hình tổng cầu và tổng cung. Phần (b) vẫn minh hoạ cho hai kết cục đó, nhưng bằng đường Phillips.

Trong phần (a), chúng ta có thể thấy các hàm đối với sản lượng và mức giá trong năm 2001. Nếu tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp, nền kinh tế đi đến kết cục A. Nó tạo ra sản lượng 7500 và mức giá là 102. Ngược lại nếu tổng cầu tương đối cao nền kinh tế đi đến kết cục B. Sản

lượng là 8000 và mức giá bằng 106. Như vậy, mức tổng cầu cao hơn chuyển nền kinh tế đến điểm cân bằng có sản lượng và mức giá cao hơn.

(a) Mô hình tổng cầu và tổng cung.

Hình 6.6. Đường Phillips có quan hệ với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Trong phần (b), chúng ta có thể thấy những kết cục này có hàm ý gì đối với thất nghiệp và lạm phát. Bởi vì doanh nghiệp cần nhiều công nhân hơn khi tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, nên thất nghiệp thấp hơn ở kết cục B so với kết cục A. Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 7500 lên 8000, thất nghiệp giảm từ 7% xuống 4%. Hơn nữa, do mức giá cao hơn ở kết cục B so với kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát (phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước) cũng cao hơn. Cụ thể, do mức giá là 100 trong năm 2000, kết cục A có tỷ lệ lạm phát 2% và kết cục B có tỷ lệ lạm phát 6%. Như vậy, chúng ta có thể so sánh hai kết cục có thể xảy ra của nền kinh tế cả về sản lượng và mức giá (khi dùng mô hình tổng cầu và tổng cung) hoặc về thất nghiệp và lạm phát (khi sử dụng đường Phillips).

Như chúng ta đã thấy trong chương trước, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Do đó, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Chính sách tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ, cắt giảm thuế làm mở rộng tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển đến các điểm trên đường Phillips có thất nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Chính sách cắt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, hoặc tăng thuế làm thu hẹp tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển tới điểm trên đường Phillips có thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn. Dựa trên nhận thức này, đường Phillips đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)