I G+ EX =S + TN + M (4)
I.Thị trường tiền tệ
1.2.2. Ngân hàng trung ương và cung tiền.
Ngân hàng trung ương (NHTƯ) là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đây là tổ chức duy nhất được phát hành tiền trong nền kinh tế, thông qua các công cụ như
tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và hoạt động thị trường mở. Nó có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia.
Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Để làm tăng cung ứng tiền tệ, NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mà NHTƯ bỏ ra để mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Một phần trong số tiền NHTƯ bỏ ra này đuợc giữ dưới dạng tiền mặt, phần còn lại được gửi vào ngân hàng. Lượng cung tiền tăng lên đúng bằng lượng tiền gửi vào ngân hàng và lượng tiền gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền nhiều hơn theo số nhân.
Ngược lại, để cắt giảm cung ứng tiền tệ, NHTƯ bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho trái phiếu chính phủ bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ vì vậy lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra khi dân chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiền dự trữ của họ giảm. Để đáp lại sự suy giảm dự trữ này ngân hàng giảm cho vay và quá trình tạo tiền sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách mà ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất vì đây là công cụ dễ thực hiện và NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền trên qui mô nhỏ hoặc lớn vào bất kỳ ngày nào mà không cần có những thay đổi lớn trong luật pháp và các qui định về ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTƯ cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải nắm giữ so với tiền gửi. sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng dự trữ nhiều hơn do đó cho vay ít hơn từ số tiền mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và cung ứng tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung ứng tiền. NHTƯ ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.
Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà NHTƯ áp dụng khi các ngân hàng thương mại vay tiền. Các ngân hàng thương mại vay tiền của NHTƯ khi đã cho vay quá nhiều hoặc vì có nhiều khoản tiền được rút ra. NHTƯ có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ngại vay tiền của NHTƯ để bù đắp dự trữ. Do đó, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng vay tiền của NHTƯ, dẫn tới lượng dự trữ tăng và cung ứng tiền tệ tăng. Công cụ này được NHTƯ dùng không chỉ để kiểm soát cung tiền, mà còn nhằm giúp đỡ các ngân hàng khi họ rơi vào tình thế khó khăn.
1.3. Cầu tiền.
Cầu tiền tệ là lượng tiền mà người ta muốn nắm giữ. Với một lượng tài sản có giới hạn, có sự đánh đổi giữa việc giữ tiền mặt và các tài sản khác trong tổng số của cải. Các chức năng của tiền là hết sức quan trọng đối với con người, vì vậy các cá nhân sẵn sàng chịu một khoản chi phí để giữ tiền mặt hoặc các tài khoản séc ít lợi nhuận. Khoản chi phí đó chính là lãi suất mà người giữ tiền phải hy sinh thay vì giữ những tài sản tài chính khác hay đầu tư.
Nhìn chung các tài sản tài chính có hai chức năng chính là phương tiện trao đổi và phương tiện cất giữ của cải. Do vậy, nhu cầu tiền tệ trong một nền kinh tế bao gồm tiền để trao đổi và tiền để cất giữ . Trong đó cầu tiền để trao đổi là một hàm theo thu nhập và cầu tiền để dự trữ là một hàm theo lãi suất. Từ phân tích trên hàm cầu tiền được viết như sau:
Md = P* f(Y,i)
Cầu tiền thực tế phụ thuộc dương vào thu nhập vì thu nhập càng cao thì dân chúng càng thực hiện nhiều giao dịch và họ sẽ cần nhiều tiền hơn với tư cách là trao đổi. Cầu tiền phụ thuộc âm
vào lãi suất bởi vì lãi suất danh nghĩa càng cao hàm ý rằng chi phí cơ hội của việc giữ tiền càng cao.
Với giả thiết là thu nhập được cho trước, hàm cầu tiền thực được thể hiện dưới dạng đồ thị sau:
Với mức thu nhập cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng thấp. Với mức cầu tiền cho trước, lãi suất càng cao thì cầu tiền càng cao.