4.2Sự dịchchuyển của đường Phillips

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 95)

I G+ EX =S + TN + M (4)

4.2Sự dịchchuyển của đường Phillips

Đường Phillips dường như đã đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục có thể xảy ra đối với lạm phát và thất nghiệp. Nhưng thực đơn này có vững chắc theo thời gian không? Đường Phillips có phải là mối quan hệ mà các nhà hoạch định chính sách tin cậy được không? Các nhà kinh tế đặt ra những câu hỏi này vào cuối những năm 1960, ngay sau khi Samuelson và Solow đưa đường Phillips vào cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô.

4.2.1. Đường Phillips dài hn.

Vào năm 1968, nhà kinh tế học Milton Friedmen lập luận rằng một việc mà chính sách tiền tệ không thể làm được, trừ trong thời gian ngắn, là chọn một kết hợp lạm phát và thất nghiệp trên đường Phillips. Cũng vào khoảng thời gian này, một nền kinh tế đánh đổi dài giữa lạm phát và thất nghiệp.

Friedman và Phelps đưa ra các kết luận của họ dựa trên các nguyên lý cổ điển của kinh tế họ vĩ mô. Hãy nhớ lại rằng lý thuyết cổ điển nhấn mạnh rằng sự gia tăng cung tiền là yếu tố trước hết quyết định lạm phát. Nhưng lý thuyết cổ điển cũng tuyên bố rằng sự gia tăng cung tiền không có tác động thực tế - nó chỉ làm thay đổi giá cả và thu nhập danh nghĩa với tỷ lệ tương ứng. Cụ thể, sự gia tăng cung tiền không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, chẳng hạn sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả, hoặc quá trình tìm kiếm việc làm. Friedman và Phelps kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn.

Cơ quan hữu trách về tiền tệ kiểm soát các đại lượng danh nghĩa - trực tiếp là khối lượng các khoản nợ của bản thân nó (tiền mặt cộng với dự trữ của ngân hàng). Về nguyên tắc, nó có thể sử dụng quyền kiểm soát này để cố định một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ hối đoái, mức giá, thu nhập quốc dân danh nghĩa, khối lượng tiền tệ theo một định nghĩa nào đó - hoặc cố định sự thay đổi của một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, tỷ lệ tăng trưởng hoặc suy giảm của thu nhập quốc dân danh nghĩa, tỷ lệ tăng của khối lượng tiền tệ. Nó không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với các đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực tế - như lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập quốc dân thực tế khối lượng tiền tệ thực tế, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ thực tế. Các quan điểm này có những hàm ý quan trọng đối với đường Phillips. Cụ thể, chúng hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với đường Phillips dài hạn thẳng đứng như trong hình 6.7. Nếu NHTƯ tăng cung tiền chậm chạp, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế tự tìm đến điểm A. Nếu NHTƯ tăng cung tiền nhanh chóng, tỷ lệ lạm phát cao và nền kinh tế tự tìm đến điểm B. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng tìm đến mức bình thường của nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường Phillips dài hạn thẳng đứng minh hoạ cho kết luận rằng thất nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong dài hạn.

Về thực chất, đường Phillips dài hạn thẳng đứng là một cách biểu thị quan điểm cổ điển về tính trung lập của tiền (cung tiền chỉ làm thay đổi các biến danh nghĩa không làm thay đổi các biến thực, như bạn đã được biểu thị bằng đường tổng cung dài hạn thẳng đứng). Đường Phillips dài hạn thẳng đứng và đường tổng cung dài hạn thẳng đứng là hai mặt của cùng một vấn đề. Trong phần (a) của hình 6.8 sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD1 đến AD2. Kết quả của sự dịch chuyển này là trạng thái cân bằng dài hạn chuyển từ điểm A đến điểm B. Mức giá tăng từ P1 đến P2, nhưng vì đường tổng cung thẳng đứng, nên sản lượng vẫn ở mức như cũ. Trong phần (b) hình 6.8, sự gia tăng nhanh hơn trong cung tiền làm tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách chuyển nền kinh tế từ điểm A đến điểm B. Nhưng vì đường Phillips thẳng đứng, nên tỷ lệ thất nghiệp tại hai điểm này bằng nhau. Như vậy, cả đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và đường Phillips dài hạn thẳng đứng đều hàm ý rằng chính sách tiền tệ tác động tới các

biến thực tế (sản lượng và thất nghiệp). Cho dù NHTƯ theo đuổi chính sách tiền tệ nào, thì sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vẫn ở mức tự nhiên của chúng.

Hình 6.7. Đường Phillips dài hạn. Theo Friedman và Phelps, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Sự gia tăng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát. Cho dù lạm phát là bao nhiêu, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn bị hút về tỷ lệ tự nhiên của nó. Kết quả là đường Phillips dài hạn thẳng đứng.

Khái niệm tự nhiên hàm ý gì khi được dùng để chỉ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có xu hướng bị hút tới trong dài hạn. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết phải là tỷ lệ thất nghiệp mà xã hội mong muốn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải không thay đổi theo thời gian. Ví dụ, giả sử rằng một công đoàn mới thành lập sử dụng sức mạnh thị trường của công nhân bị dôi ra, do đó tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Thất nghiệp này là “tự nhiên” không phải nó tốt, mà bởi vì nó nằm ngoài ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Sự gia tăng cung tiền nhanh hơn không làm giảm được sức mạnh thị trường của công đoàn hoặc tỷ lệ thất nghiệp mà chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn.

Mặc dù chính sách tiền tệ không thể tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, song chính sách khác lại có thể làm điều đó. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra chính sách cải thiện hoạt động của thị trường lao động. Như chúng ta đã biết các chính sách khác nhau đối với thị trường: luật tiền lương tối thiểu, luật thương lượng tập thể, bảo hiểm thất nghiệp và chương trình đào tạo làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái. Ngoài ra, vì thất nghiệp thấp hơn hàm ý có nhiều công nhân hơn đang sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, nên lượng cung về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn ở bất kỳ mức giá đã cho nào và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Nền kinh tế khi đó được hưởng mức thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn, cho dù tỷ lệ tăng tiền và lạm phát là bao nhiêu.

Hình 6.8. Đường Phillips dài hạn gắn với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Phần (a) chỉ ra mô hình tổng cầu và tổng cung vời đường tổng cung thẳng đứng. Khi chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch đường tổng cầu sang phải từ AD1 tới AD2 , trạng thái cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 , trong khi sản lượng vẫn như cũ. Phần (b) vẽ đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nền kinh tế từ mức lạm phát thấp (điểm A) tới mức lạm phát cao hơn (điểm B), nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp.

4.2.2. K vng và đường Phillips ngn hn.

Ban đầu, việc phủ nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp của Friedman và Phelps dường như không có sức thuyết phục. Lập luận của họ dựa trên yêu cầu biện minh cho lý thuyết. Ngược lại, mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp do Phillips, Samuelson và Solow nêu ra dựa trên số liệu thực nghiệm. Tại sao người ta phải tin rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với đường Phillips thẳng đứng, trong khi nền kinh tế chứng tỏ rằng nó tuân theo đường Phillips dốc xuống? Những phát hiện của Phillips, Samuelson và Solow có đưa chúng ta tới chỗ bác bỏ kết luận cổ điển về tính trung lập của tiền không?

Friedman và Phelps ý thức rõ về những vần đề này và họ đã đưa ra một cách để dung hoà lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển với phát hiện của đường Phillips dốc xuống được thiết lập từ số liệu của Anh và Mỹ. Họ quả quyết rằng mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp đùng trong ngắn hạn, nhưng các nhà hoạch định chính sách không thể sử dụng nó trong dài hạn. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách có thể theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được mức thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian, nhưng cuối cùng thất nghiệp sẽ trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó và chính sách tiền tệ mở rộng hơn chỉ dẫn tới lạm phát cao hơn.

Friedman và Phelps giải thích sự khác nhau giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn. Như bạn đã biết, đường tổng cung dốc lên hàm ý sự gia mức giá làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Ngược lại, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng hàm ý mức giá không ảnh hưởng tới lượng cung trong dài hạn. Ba lý thuyết để lý giải độ dốc dương của đường tổng cung ngắn hạn: nhận thức sai lầm về giá tương đối, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Do nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh theo thời gian để đáp lại sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, nên mối quan hệ thuận giữa mức giá và lượng cung đúng trong ngắn hạn, nhưng không đúng trong dài hạn. Friedman và Phelps áp dụng chính lô gích này vào đường Phillips. Cũng như đường tổng cung dốc lên chỉ đúng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp cũng chỉ đúng trong ngắn hạn. Và vì đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips dài hạn cũng thẳng đứng.

Để giúp cho việc giải thích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, Friedman và Phelps đưa một biến mới vào phân tích: lạm phát dự kiến. Lạm phát dự kiến phản

ánh quy mô thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. Mức giá dự kiến tác động tới nhận thức của mọi người về giá tương đối, tiền lương và giá cả mà họ quy định. Kết quả là, lạm phát dự kiến là một yếu tố quyết định vị trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, NHTƯ có thể coi lạm phát dự kiến (và cả đường tổng cung ngắn hạn) là cho trước. Khi cung ứng tiền tệ thay đổi, đường tổng cung ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ dẫn đến các biến động không dự kiến trong sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Bằng cách này, Friedman và Phelps đã giải thích được đường Phillips mà Phillips, Samuelson và Solow nêu ra.

Song khả năng của NHTƯ trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến mức lạm phát mà NHTƯ quyết định tạo ra. Do nhận thức, tiền lương và giá cuối cùng sẽ điều chỉnh để đáp lại tỷ lệ lạm phát, nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu, chẳng hạn do sự thay đổi của cung tiền, không ảnh hưởng tới sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó trong dài hạn.

Phân tích của Friedman và Phelps có thể tổng kết bằng phương trình dưới đây.

Tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a (lạm phát thực tế - lạm phát dự kiến)

Phương trình này gắn tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, lạm phát thực tế với lạm phát dự kiến. Trong ngắn hạn, lạm phát dự kiến không thay đổi. Vì vậy, lạm phát thực tế cao hơn gắn với thất nghiệp thấp hơn. (Mức độ phản ứng của thất nghiệp đối với lạm phát không dự kiến là do a quyết định và độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn quyết định độ lớn của a). Tuy nhiên trong dài hạn, mọi người bắt đầu dự kiến NHTƯ sẽ tạo ra mức lạm phát nào. Bởi vậy, lạm phát thực tế bằng lạm phát dự kiến và thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên của nó.

Hình 6.9. Lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào. Tỷ lệ lạm phát dự kiến càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp càng cao. Tại điểm A, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều thấp, còn thất nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát dự kiến vẫn thấp, nhưng lạm phát thực tế đã cao và thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến tăng lên và nền kinh tế chuyển tới điểm C. Tại điểm C, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều cao trong khi thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó.

Phương trình này hàm ý không có đường Phillips ngắn hạn ổn định. Mỗi đường Phillips nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy hình dung ra rằng nền kinh tế đang nằm ở mức thất nghiệp tự nhiên của nó với lạm phát thấp và lạm phát dự kiến thấp, như được minh hoạ bằng điểm A trong hình 6.9. Bây giờ

giả sử các nhà hoạch định chính sách tìm cách đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để mở rộng tổng cầu. Trong ngắn hạn, khi lạm phát dự kiến cố định, nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự

nhiên của nó và lạm phát tăng lên cao hơn lạm phát dự kiến. Theo thời gian, mọi người đã quen với tỷ lệ lạm phát cao hơn này và họ tăng kỳ vọng của mình về lạm phát. Khi lạm phát dự kiến tăng lên, doanh nghiệp và công nhân bắt đầu tính đến mức lạm phát cao hơn khi quy định tiền lương và giá cả. Khi đó, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải như được chỉ ra trong hình 6.9. Cuối cùng, nền kinh tế dừng lại ở điểm C với mức lạm phát cao hơn so với điểm A, nhưng có mức thất nghiệp như cũ.

Bởi vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nhưng chỉ là sự đánh đổi tạm thời. Nếu các nhà hoạch định chính sách sử dụng sự đánh đổi này, họ sẽ đánh mất nó.

4.2.3. Thc nghim t nhiên cho gi thiết t l t nhiên

Friedman và Phelps đã đưa ra một dự báo vào năm 1968: nếu các nhà hoạch định chính sách cố nắm lấy lợi thế của đường Phillips bằng việc chọn mức lạm phát cao để cắt giảm thất nghiệp, họ sẽ chỉ tạm thời thành công trong việc cắt giảm thất nghiệp. Quan điểm này - tức quan điểm cho rằng thất nghiệp cuối cùng sẽ chỉ trở lại thất nghiệp tự nhiên của nó cho dù tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu- được gọi là giả thiết tỷ lệ tự nhiên.

Hình 6.10 Đường Phillips trong những năm 1960. Hình này sử dụng số liệu hàng năm từ 1961 đến 1968 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP) để chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.

Tuy nhiên, trước khi bàn về kết quả của phép kiểm định này, chúng ta hãy xem xét số liệu mà Friedman và Phelps có khi họ đưa ra dự báo của mình vào năm 1968. Hình 6.10 ghi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ 1961 – 1968. Các số liệu này chỉ ra đường Phillips. Vì lạm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)