Chính sách tài khoá (chính sách tài chính).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 61)

I G+ EX =S + TN + M (4)

II.Mô hình IS-LM

2.4.1. Chính sách tài khoá (chính sách tài chính).

Chính sách tài khoá liên quan đến quyết định của chính phủ về chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Trong dài hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá ảnh hưởng chủ yếu đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ.

* Chính sách tài khoá mở rộng:

Chính sách tài khoá mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế có mức sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng

Khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế nhằm kích thích tổng cầu , tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng làm cho đường IS dịch chuyển sang phải. Lúc này sản lượng cân bằng tăng do đó làm tăng cầu tiền để phục vụ mục đích giao dịch. Sự gia tăng cầu tiền này đẩy lãi suất tăng lên và làm giảm đầu tư. Sự lấn át đầu tư như vậy triệt tiêu một phần ảnh hưởng của chính sách mở rộng tài khoá đối với tổng cầu.

Minh hoạ chính sách tài khoá mở rộng bằng đồ thị :

Giả sử nền kinh tế lúc ban đầu cân bằng tại điểm A(Y0, i0 ) với đường IS0 và đường LM0, Khi chính phủ gia tăng chi tiêu một lượng là DG làm tổng cầu tăng, với mức lãi suất chưa kịp thay đổi, đường IS dịch chuyển đến mức sản lượng Y1’. Như khi sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá tăng đến Y1’ thì cầu tiền tệ bắt đầu tăng để phục vụ mục tiêu giao dịch và mức lãi suất tăng lên. Do đó, sau khi tăng chi tiêu chính phủ thay vì nền kinh tế đạt mức sản lượng tại Y1’ với mức lãi suất là i0 thì lại cân bằng tại C(Y1, i1) do ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át đầu tư. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ mới tại C(Y1, i1) với sản lượng và lãi suất cân bằng đều cao hơn điểm cân bằng ban đầu A.

* Chính sách tài khoá thu hẹp:

Chính sách tài khoá thu hẹp được chính phủ áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng.

Khi chính phủ giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, tổng cầu giảm làm cho sản lượng cân bằng giảm, điều này dẫn đến cầu tiền tệ cũng giảm. Khi cầu tiền giảm lãi suất sẽ giảm, lãi suất giảm khuyến khích đầu tư tư nhân và nhờ đó tổng cầu tăng trở lại.

Khi chính phủ giảm chi tiêu, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 xuống Y1’ lãi suất chưa thay đổi, thị trường hàng hoá cân bằng tại B(Yi’, i0). Nhưng khi sản lượng giảm thì cầu tiền tệ phục vụ cho giao dịch giảm, điều này làm cho lãi suất giảm, đến lược nó lãi suất giảm khuyến khích đầu tư và làm tăng tổng cầu trở lại. Lúc này thị trường hàng hoá và tiền tệ tái lập cân bằng tại C (Y1, i1 ).

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)