I G+ EX =S + TN + M (4)
I.Khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát
1.1. Khái Niệm.
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung và được tính:
1.2. Đo lường lạm phát.
Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa và dịcu vụ mà họ mua. Chúng ta cũng có thể coi mức giá cũng là giá trị của tiền. Sự gia tăng mức giá có nghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng tiền bỏ ra lúc này mua được ít hàng hóa hơn trước.
Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh GDP.
1.3. Phân loại lạm phát.
Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
- Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số . Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẳn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.
- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài).
- Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).
Lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phân loại theo nguyên nhân của lạm phát chúng ta có các loại sau:
- Lạm phát do cầu kéo: Là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên, đặc biệt khi sản lượng đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng điều này được thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu (trong mô hình AD- AS). Để khắc phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền.
Hình 6.1 : lạm phát do cầu kéo
Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1.
- Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do cú sốc cung bất lợi, ví dụ do giá cả các yếu tố đầu vào tăng. Trong nền kinh tế, giá cả sẽ tăng đồng thời thất nghiệp cao do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.. Do vậy nó còn được gọi là lạm phát đình trệ.
Hình 6.2: Lạm phát do chi phí đẩy
- Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát ì: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. khi đó, giá cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong trường hợp này cả đường AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ, giá cả sẽ tăng nhưng sản lượng và việclàm không đổi.
Hình 6.3: Lạm phát dự kiến.