3.2Phân loại thất nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 68)

I G+ EX =S + TN + M (4)

3.2Phân loại thất nghiệp

Để phân loại thất nghiệp người ta có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau ví dụ như phân loại theo độ tuổi, giới tính, khu vực….Tuy nhiên cách phân loại thường được sử dụng nhất trong kinh tế vĩ mô là phân loại theo nguồn gốc (nguyên nhân) và theo tính chất ( tự nguyện và không tự nguyện) của thất nghiệp:

Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp được chia thành những loại sau:

- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần có thời gian tìm kiếm việc làm. Tìm kiếm việc làm là quá trình tạo ra sự trùng khớp giữa công nhân và việc làm thích hợp. Người lao động nghỉ việc nhanh chóng tìm được việc làm mới và thích hợp hoàn toàn với nó. Nhưng trong thực tế, người lao động khác nhau về sở thích và kỹ năng, việc làm khác nhau ở nhiều thuộc tính và thông tin về người cần việc và chỗ làm việc còn trống làm cho sự gặp gỡ giữa nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình trong nền kinh tế bị chậm trễ. Do đó, thất nghiệp tạm thời là loại thất nghiệp cố hữu trong mọi nền kinh tế, nó không thể tránh khỏi đơn giản vì nền kinh tế luôn luôn thay đổi để giảm loại thất nghiệp này cần có những thông tin đầy đủ hơn về thị trường lao động.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.

Hình 5.5 : Thất nghiệp do tiền lương ở trên mức cân bằng

Trên thị trường lao động, tiền lương làm cho cung và cầu về lao động bằng nhau tại Wr0. Tại mức lương cân bằng đó, cả lượng cung và lượng cầu về lao động đều bằng L0. ngược lại, nếu tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng, có thể do luật tiền lương tối thiểu, lượng cung về lao động tăng lên LS và lượng cầu về lao động giảm xuống LD mức thặng dư về lao động LS - LD chính là số người thất nghiệp.

Chúng ta cần lưu ý thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ tiền lương cao hơn mức cân bằng khác với thất nghiệp tạm thời nảy sinh từ quá trình tìm kiếm việc làm. Nhu cầu tìm việc làm không phải là do thất bại của tiền lương trong việc làm cân bằng cung cầu về lao động gây ra. Khi sự tìm việc là lý do giải thích cho thất nghiệp, công nhân đang tìm việc làm thích hợp nhất với sở thích và kỹ năng của họ. Ngược lại, khi tiền lương cao hơn mức cân bằng, lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và công nhân bị thất nghiệp vì họ đang chờ việc làm mới.

- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái do tổng cầu quá thấp. Để giảm loại thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.

Phân loại theo tính chất thất nghiệp được chia thành những loại sau:

- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp tự nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo có tiền lương linh hoạt, khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn

không đi làm tại mức lương hiện tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục không hiệu quả của thị trường cạnh tranh.

- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 68)