I G+ EX =S + TN + M (4)
II.Mô hình IS-LM
2.3. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ.
Cuối cùng, chúng ta có thể đưa các đường IS và LM vào cùng một hệ trục toạ độ và tìm một kết hợp( i0, Y0) phù hợp với sự cân bằng trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Vì các điểm nằm trên đường IS phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hoá, các điểm nằm trên đường LM phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, điểm tại đó hai đường cắt nhau sẽ cho một tổ hợp của lãi suất và GDP thực mà cả hai thị trường đều cân bằng.
Hình 4.11. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ
Chúng ta cùng quan sát một ví dụ cụ thể: Một nền kinh tế có các thông số sau: Thị trường hàng hoá:
C = 100 + 0.75 (Y –T) I = 200 – 2000 i I = 200 – 2000 i
T = 0.2Y Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ:
MS = 200
MD = 100 + 0.5Y -2500 i
Từ những thông số trên chúng ta có thể viết phương trình đường IS0 lúc này là: Y = 750-5000 i
Phương trình đường LM0 là: Y = 200 + 5000 i Cân bằng đồng thời ở cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ:
IS0 = LM0
750 – 5000 I = 200 + 5000 i 550 = 10.000 i
i = 0.055 hay i = 5,5 % => Y = 475
Vậy chúng ta xác định được mức sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường là: Y = 475 và i = 5,5%. Biểu diễn bằng đồ thị:
Hình 4.12 Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ
Đồ thị mô hình IS - LM trên cho chúng ta thấy nền kinh tế chỉ đạt cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ tại điểm A(475; 5,5).Nền kinh tế nằm ở những điểm ngoài điểm A thì không có sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ. Xét điểm B (350,8), Tại B thị trường hàng hoá cân bằng nhưng thị trường tiền tệ thì không cân bằng. Với mức lãi suất 8% thì thị trường tiền tệ chỉ cân bằng tại C(600,8). Tương tự, tại mức lãi suất 3% thì thị trường hàng hoá cân bằng tại D(600,3), thị trường tiền tệ cân bằng tại E (350,3).