Ngân hàng thương mại và cung tiền.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 48)

I G+ EX =S + TN + M (4)

1.2.1.Ngân hàng thương mại và cung tiền.

I.Thị trường tiền tệ

1.2.1.Ngân hàng thương mại và cung tiền.

· Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng thương mại đóng vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Chức năng cơ bản của chúng là nhận tiền gửi và cho vay lại. Ngoài ra, nó còn có chức năng cơ bản quan trọng khác trong nền kinh tế là cho phép các cá nhân và tổ chức sử dụng tài khoản séc như là một phương tiện thanh toán.Trên cơ sở thực hiện các chức năng này, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cung tiền của nền kinh tế. Quy mô và hình thức hoạt động của ngân hàng thương mại được thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chúng.

Bảng tổng kết tài sản là danh mục ghi rõ các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản có là tất cả các tài sản mà ngân hàng sở hữu. Tài sản nợ là tất cả những thứ mà ngân hàng nợ các hộ gia đình và doanh nghiệp khác.

Tài sản có Tài sản nợ

- Tài sản dự trữ.

- Đầu tư chứng khoán. - Tài sản có khác. Tổng cộng:

- Tiền gửi tiết kiệm. - Tiền gửi có kỳ hạn. - Tài sản nợ khác. Tổng cộng:

Thu nhập của ngân hàng thương mại phần lớn là từ các khoản cho vay, tiền lãi đầu tư chứng khoán và các tài sản thanh khoản ngoài này lớn hơn tiền lãi phải trả cho tiền gửi và các khoản nợ khác thì ngân hàng thu được lợi nhuận. Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại các tổ chức tín dụng khác cũng nhận tiền gửi và tạo thành một phần đáng kể của khối tiền tệ.

Cung tiền được tạo thành chủ yếu từ các khoản mục khác nhau của tài sản nợ của ngân hàng thương mại.

· Vấn đề tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại.

Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi phải để lại dự trữ một tỷ lệ phần trăm tiền mặt, nhằm bảo đảm khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Một tỷ lệ phần trăm tiền dự trữ gửi vào tài khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương gọi là dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định khác nhau theo từng loại tiền gửi và từng loại ngân hàng, còn một phần dự trữ để tại ngân hàng gọi là dự trữ thừa. Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng là tổng của dự trữ bắt buộc và dự trữ thừa.

Giả sử trong nền kinh tế chỉ có một ngân hàng, ngân hàng A có tổng số tiền gửi là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế là 10%. Nghĩa là, ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi đưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại. Tài khoản của ngân hàng được biểu hiện:

Các khoản nợ của ngân hàng A là 100 triệu, việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Trước khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ bằng 100 triệu đồng dưới dạng tiền gửi vào ngân hàng. Nhưng khi ngân hàng A cho vay, cung ứng tiền tệ tăng lên. Người gửi tiền vẫn có 100 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn, nhưng giờ đây người vay tiền của ngân hàng nắm giữ 90 triệu đồng tiền mặt. Cung ứng tiền tệ ( bằng tổng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn) bằng 190 triệu đồng. Như vậy sau khi giữ phần tiền dự trữ, ngân hàng cho vay phần tiền gửi còn lại và chính phần cho vay này sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Việc tạo ra cung tiền không ngừng lại ở đó. Trong thực tế không chỉ có một ngân hàng ví dụ ngân hàng B và những người vay tiền ở ngân hàng A sang gửi tiền ở ngân hàng B. Sau khi đã giữ lại phần dự trữ10% thì ngân hàng B lại cho vay hết số tiền gửi còn lại.

Ngân hàng B tạo ra lượng tiền là 81 triệu đồng. Nếu 81 triệu đồng này được gửi vào ngân hàng C và ngân hàng này cũng có tỷ lệ dự trư là 10%, nó sẽ giữ lại 8,1 triệu đồng dưới dạng dự trữ và cho vay 72,9 triệu đồng.

Nếu chúng ta tiếp tục quá trình tương tự cho nhiều ngân hàng và giả định rằng tất cả các khoản nợ vay đều được gửi lại trong hệ thống ngân hàng thì tổng thay đổi trong lượng tiền gửi là:

D = R + R(1-rd) + R(1-rd)(1-rd) + … + R(1-rd)Q Ta có thể chứng minh được:

Như vậy lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng lên bằng với lượng thay đổi dự trữ nhân với số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Số nghịch đảo của dự trữ bắt buộc là số nhân tiền gửi đơn giản (1/r). Tuy nhiên mô hình này không bàn đến việc giữ tiền của công chúng do đó các nhà kinh tế phải xem xét cơ số tiền.

Để đo lường mức độ khuếch đại của cung tiền so với cơ sở tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng độ khuếch đại của cung tiền so với cơ số tiền tệ, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ số nhân tiền tệ.

Trong đó:

- cp: là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi ( cp = Cp/D) - ra: là tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại(ra = R/D).

Vậy số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 48)