II.Thị trường lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 66)

I G+ EX =S + TN + M (4)

II.Thị trường lao động

Trên thị trường lao động, các hộ gia đình cung ứng sức lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lao động. Do vậy người lao động đóng vai trò là người bán, còn doanh nghiệp đóng vai trò là người mua. Cả doanh nghiệp và người lao động đều quan tâm đến vấn đề tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa. Tiền lương danh nghĩa (Wn) là số tiền mà người lao động nhận được sau một đơn vị thời gian nhất định. Tiền lương thực tế (Wr) phản ánh số đơn vị hàng hoá và dịch vụ mà tiền lương danh nghĩa có thể mua được và nó được tính bằng tiền lương danh nghĩa chi cho mức giá (Wr = Wn/P).

2.1. Cầu lao động.

Cầu lao động là số đơn vị lao động mà các doanh nghiệp có khả năng thuê và sẵn sàng thuê tại một mức tiền lương thực tế nhất định.

Đường cầu lao động phản ánh số đơn vị lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê tại các mức tiền lương khác nhau.

Hình 5.2 : đường cầu lao động

Khi tiến hành thuê lao động các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa chi phí thuê lao động, tức là tiền lương thực tế, và lợi ích mà những người lao động đó đem lại cho doanh nghiệp. tức là sản phẩm cận biên của lao động. Một doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ thuê lao động cho tới khi sản phẩm cận biên của lao động đúng bằng tiền lương thực tế:

Wr = MPL

Đường sản phẩm biên lao động là một đường đi xuống phản ánh qui luật năng suất biên lao động giảm dần. Đường MPL chính là đường cầu lao động, các doanh nghiệp sẽ thuê ngày càng nhiều lao động khi tiền lương thực tế ngày càng giảm.

2.2.Cung lao động.

Cung lao động là số người sẵn sàng chấp nhận công việc tại một mức tiền lương thực tế nhất định.

Đường cung lao động phản ánh mối quan hệ giữa số người sẵn sàng chấp nhận công việc với các mức tiền lương thực tế khác nhau. Khi tiền lương càng lớn thì càng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận công việc do vậy đường cung lao động SL sẽ là đường đi lên.

Hình 5.3 : đường cung lao động

Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng khi cầu lao động bằng đúng mức cung lao động, tức là khi đường DL cắt đường SL. Khi đó nền kinh tế không có thất nghiệp không tự nguyện và nó đạt mức sản lượng tiềm năng. Trạng thái này còn được gọi là trạng thái toàn dụng nhân công.

Hình 5.4 : Cân bằng cung cầu lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 66)