Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 105)

I G+ EX =S + TN + M (4)

4.3Sự dịchchuyển của đường Phillips: vai trò của các cú sốc cung

4.4.3. Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker

Như chúng ta đã thấy, khi Paul Volcker đứng trước triển vọng cắt giảm lạm phát từ mức đỉnh bằng khoảng 10%, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra hai dự đoán trái ngược nhau. Một nhóm các nhà kinh tế nêu ra ước lượng tỷ lệ hy sinh và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát sẽ gây ra tổn thất lớn tính bằng sản lượng mất đi và thất nghiệp cao. Nhóm khác đưa ra lý thuyết kỳ vọng hợp lý và kết luận rằng chính sách cắt giảm lạm phát gây ra tổn thất ít hơn nhiều, thậm chí không gây ra tổn thất nào. Ai có lý?

Hình 6.15 biểu thị lạm phát và thất nghiệp từ 1979 đến 1987. Như bạn thấy, Volcker đã thành công trong việc cắt giảm lạm phát. Lạm phát giảm từ 10% vào năm 1981 và 1982 xuống chỉ còn khoảng 4% trong năm 1983 và 1984. Công lao trong việc cắt giảm này hoàn toàn thuộc về chính sách tiền tệ. Chính sách tài khoá trong thời kỳ này đã hành động theo hướng ngược lại: Sự gia tăng thâm hụt ngân sách trong thời kỳ chính quyền Reagan làm mở rộng tổng cầu và có khuynh hướng làm tăng lạm phát. Sự sụt giảm của lạm phát từ 1981 và đến 1984 là công của các chính sách chống lạm phát cứng rắn do chủ tịch của Fed Paul Volcker thực hiện.

Hình 6.15 chỉ ra rằng chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker đã phải trả giá bằng tỷ lệ thất nghiệp cao. Năm 1982 và 1983, tỷ lệ thất nghiệp bằng khoảng 10% - gần 2 lần tỷ lệ thất nghiệp khi Paul Volcker được bổ nhiệm làm chủ tịch Fed. Đồng thời, mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ tính bằng GDP thực tế thấp hơn nhiều so với mức xu thế của nó. Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker tạo ra thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ kể từ cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930.

Hình 6.15 Chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker. Hình này ghi số liệu hàng năm từ 1979 tới 1987 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Chính sách cắt giảm lạm phát trong thời kỳ này phải trả giá bằng mức thất nghiệp rất cao trong năm 1982 và 1983. Kinh nghiệm này có phủ nhận khả năng cắt giảm lạm phát không đau đớn như các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý quả quyết không? Một số nhà kinh tế cho rằng câu trả lời cho câu hỏi này là nghìn lần có. Để trải qua bước quá độ từ mức lạm phát cao (điểm A trong cả hai hình vẽ) tới mức lạm phát thấp (điểm C), nền kinh tế phải chịu đựng một thời kỳ đau đớn với tỷ lệ thất nghiệp cao (điểm B).

Nhưng có hai lý do làm cho chúng ta không bác bỏ kết luận của các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý nhanh chóng như vậy. Thứ nhất, mặc dù chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker phải trả cái giá bằng mức thất nghiệp tạm thời cao, nhưng tổn thất không lớn như nhiều nhà kinh tế dự báo. Hầu hết các con số ước lượng về tỷ lệ hy sinh dựa trên chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker đều nhỏ hơn kết quả ước lượng từ số liệu trước đó. Có lẽ trong một chừng mức nhất định, quan điểm cứng rắn của Volcker về lạm phát đã tác động trực tiếp tới kỳ vọng, như các nhà lý thuyết kỳ vọng hợp lý quả quyết.

Thứ hai, và quan trọng hơn, là mặc dù Volcker đã tuyên bố rằng mục tiêu của chính sách tiền tệ là cắt giảm lạm phát, nhưng phần lớn công chúng đã không tin lời ông. Bởi vì ít người nghĩ rằng Volcker có thể cắt giảm lạm phát nhanh chóng như vậy, nên lạm phát dự kiến không giảm và đường Phillips ngắn hạn không dịch xuống nhanh chóng đến mức cần thiết. Một số bằng chứng cho giả thuyết này có nguồn gốc ở dự báo được các công ty dự báo thương mại thực hiện. Các dự báo về lạm phát của họ giảm xuống chậm hơn mức lạm phát thực tế vào những năm 1980. Như vậy, chính sách cắt giảm lạm phát của Volcker không nhất thiết phủ định quan điểm kỳ vọng hợp lý cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát đáng tin cậy có thể không gây ra tổn thất gì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhà hoạch định chính sách không thể giả định rằng mọi người tin họ ngay sau khi họ công bố chính sách cắt giảm lạm phát.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)