IV.Sự đánh đổi ngắn hạn giữa tiền tệ và lạm phát

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 91)

I G+ EX =S + TN + M (4)

IV.Sự đánh đổi ngắn hạn giữa tiền tệ và lạm phát

Hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất nghiệp. Khi hàng tháng Cục thống kê công bố số liệu về những biến số này, các nhà hoạch định chính sách sốt ruột chờ đón bản tin thời sự. Một số nhà bình luận đã ghép tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp lại với nhau để tạo ra chỉ số khốn cùng với mục đích phản ánh sự lành mạnh của nền kinh tế.

Hai đại lượng phản ánh tình hình kinh tế này gắn bó với nhau như thế nào? Chúng ta đã bàn về các yếu tố dài hạn quyết định lạm phát và thất nghiệp. Chúng ta đã thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều thuộc tính của thị trường lao động: chẳng hạn luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả và hiệu quả của việc tìm việc làm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền, do Ngân hàng Trung ương kiểm soát. Do đó trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không có quan hệ nhiều với nhau. Trong ngắn hạn, chính điều ngược lại mới đúng. Một trong mười nguyên lý của nền kinh tế học là: xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh tế lên phía trên đường tổng cung ngắn

hạn, họ có thể tạm thời cắt giảm thất nghiệp, nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn. Nếu các nhà hoạch định chính sách hạn chế tổng cầu và chuyển nền kinh tế xuống phía dưới đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể cắt giảm lạm phát, nhưng phải trả giá là thất nghiệp tạm thời cao hơn. Trong phần này, chúng ta xem xét sự đánh đổi này một cách chi tiết. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là chủ đề thu hút sự chú ý của một số nhà kinh tế quan trọng nhất trong nữa cuối thế kỷ 20. Cách tốt nhất để hiểu mối quan hệ này là xem xét sự tiến triển của tư tưởng về nó theo thời gian. Như chúng ta sẽ thấy, lịch sử của tư tưởng về lạm phát và thất nghiệp từ năm 1950 gắn bó chặt chẽ với lịch sử của nền kinh tế. Hai lịch sử này cho thấy vì sao đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại trong ngắn hạn, vì sao nó không tồn tại trong dài hạn và nó làm nảy sinh những vấn đề gì cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIẢNG DẠY-BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP- KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 91)