Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 64)

d. Hành vi chiếm đoạt chất ma túy

2.2.2. Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều

Dấu hiệu định khung hình phạt (hay tình tiết định khung hình phạt) là những tình tiết của tội phạm phù hợp và thỏa mãn dấu hiệu khung hình phạt (CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ) của những tội cụ thể trong BLHS. Do tính đa dạng của tội phạm, bên cạnh CTTP cơ bản (của một loại tội) nhà làm luật còn quy định thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao hoặc thấp với những khung hình phạt nặng hoặc nhẹ khác nhau so với khung hình phạt của CTTP cơ bản. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu (tình tiết) định khung hình phạt. Khi các tình tiết của tội phạm không những thoả mãn dấu hiệu định tội (CTTP cơ bản) mà còn thoả mãn dấu hiệu có thêm trong CTTP tăng nặng sẽ cho phép chuyển khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội từ khung hình phạt của CTTP cơ bản sang khung hình phạt của CTTP tăng nặng. Các tình tiết đó được gọi là tình tiết định khung hình phạt. Tình tiết định khung hình phạt tăng nặng là tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi ở mức lớn hơn đáng kể, là căn cứ để Tòa án chuyển khung hình phạt cao hơn đối với người phạm tội, chuyển từ cấu thành tội phạm cơ bản sang cấu thành tội phạm tăng nặng, với một mức hình phạt cao hơn.

Các tình tiết tăng nặng định khung trong các tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS, thể hiện sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 194 BLHS năm 1999 quy định về những tình tiết định khung hình phạt tăng nặng đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và mức hình phạt áp dụng trong các trường hợp đó. Hình phạt được quy định áp dụng đối với các trường hợp có các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 194 cụ thể như sau:

- Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, gồm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam; i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều 194 này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, gồm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam; c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều 194 này.

- Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 thì người phạm tội có thể bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, gồm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên; e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 194 này.

Có thể nói, hình phạt quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 194 BLHS năm 1999 là những hình phạt hết sức nghiêm khắc. Đặc biệt, bên cạnh hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tử hình – là hình phạt tước đi mạng sống của người bị kết án.

Tiếp theo, luận văn sẽ đi vào phân tích các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:

Điểm a khoản 2 điều 194 “Có tổ chức”

Theo khoản 3 điều 20 BLHS năm 1999 quy định:“Phạm tội có tổ chức là

hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với những người cùng thực hiện tội phạm”, tức là có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và có sự

thống nhất ý chí của những người cùng thực hiện tội phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kĩ càng, chu đáo cho việc thực hiện tội phạm. Do đặc thù là loại tội phạm cần có sự liên kết hoạt động giữa nhiều đối tượng khác nhau để thực hiện hàng loạt các hành vi tàng trữ - vận chuyển – mua bán hoặc chiếm đoạt và cũng để giúp cho việc che giấu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi phạm tội nên những người phạm các tội về ma túy thiên về loại hoạt động phạm tội có tổ chức hơn là phạm tội đơn lẻ. Tội phạm hoạt động theo nhóm, hình thành và hoạt động theo phương hướng lâu dài, có sự bàn bạc, thống nhất, có sự phân công vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi

người thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định và chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Trong trường hợp phạm tội có tổ chức của Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thường gồm các dạng người như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt chất ma túy, khởi xướng, vạch ra kế hoạch thực hiện tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt chất ma túy; kế hoạch che giấu tội phạm; tập hợp, rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm, phân công công việc và điều khiển hoạt động của những người đồng phạm khác để đạt được mục đích chung.

+ Người thực hành: Người trực tiếp thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

+ Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

+ Người giúp sức: Là người tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy ; cung cấp tiền, công cụ, phương tiện, tìm địa điểm, hứa che giấu tội phạm…

Phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy có thể có tất cả những người đồng phạm, cũng có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành. Trường hợp nhất thiết phải có người tổ chức và người thực hành thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về điểm 1 khoản 2 Điều 194 được, nếu thiếu 1 trong 2 loại người tổ chức hoặc người thực hành thì không thể có phạm tội có tổ chức. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Điểm b khoản 2 Phạm tội nhiều lần

Tiểu mục 2.3 mục 2 phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP có giải thích cụ thể: "Phạm tội nhiều lần là phạm từ

hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử”. Tình tiết phạm tội nhiều lần đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được hiểu là đã có từ hai lần phạm tội trở lên (hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần vận chuyển trái phép chất ma túy trở lên, hai lần mua bán trái phép chất ma túy trở lên…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 194, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không coi là “phạm tội nhiều lần” nữa. Công văn 03/VKS ngày 3/1/2000 về việc hướng dẫn thống nhất đường lối xử lý một số trường hợp cụ thể thuộc các tội phạm về ma túy do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đã hướng dẫn trường hợp khi bị can khai ra các lần phạm tội trước đó, nếu không xác định được, mà chỉ căn cứ vào lời khai nhận tội của bị can thì chưa đủ cơ sở để xử lý và áp dụng tình tiết này. Lời khai nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án. Đây là quy định nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cho thấy, đây là loại tội phạm mà tỷ lệ người phạm tội có khả năng phạm tội nhiều lần cao hơn rất nhiều so với các loại tội phạm khác.

Trong trường hợp “phạm tội nhiều lần” người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất ma túy để định khung hình phạt.

Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau:

- Có 2 lần thực hiện một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, trong đó có một lần chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự (chỉ bị phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật).

- Có 2 lần thực hiện một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng trong đó có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt.

- Người phạm tội có 2 lần thực hiện hành vi phạm tội nhưng mỗi lần thực hiện một hành vi khác nhau.

Điểm c khoản 2 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Điểm 2.1 mục 2 phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP đã hướng dẫn tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, được hiểu là người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm để thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm là người phải có chức vụ, quyền hạn và hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có liên quan trực tiếp đến chức vụ quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ quyền hạn đó thì khó có thể thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đó. Chức vụ, quyền hạn của người phạm tội là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hành vi phạm tội.

Ví dụ: Từ tháng 3 - 5/2010, một số phạm nhân trong Trại giam số 3 Bộ Công an (Nghệ An) đã móc nối cán bộ trại giam Nguyễn Văn Miên - quản giáo Trại giam số 3. Miên đã “giúp” các phạm nhân trong trại tuồn ma túy vào trại giam để bán kiếm lời. Mặc dù đã có 32 năm làm trong ngành công an với quân hàm Trung tá và biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, với cương vị là quản lý giáo dục cải tạo phạm nhân nhưng vẫn chuyển tiền giúp các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy. Miên đã bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 5 năm tù.

Điểm d khoản 2 lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn tình tiết “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” được hiểu là người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa

cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội.

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là trường hợp người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Thông thường, người phạm tội trong trường hợp này là thông qua các hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng trông giữ tài sản để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội không phải là người có chức vụ, quyền hạn mà chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

Điểm đ khoản 2 Vận chuyển, mua bán qua biên giới.

Vận chuyển ma túy qua biên giới là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy bằng cách sử dụng bất kì phương tiện, cách thức, thủ đoạn nào để đưa ma túy qua biên giới này và nước khác mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất. Mua bán ma túy qua biên giới là hành vi mua, bán, trao đổi, thanh toán chất ma túy trái phép qua biên giới nước này và nước khác. Hành vi vận chuyển ma túy qua biên giới gồm vận chuyển ma túy qua biên giới Việt Nam với các nước láng

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 64)