Trước tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại ma

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 104 - 106)

tổng hợp có chiều hướng gia tăng, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại ma túy mới xuất hiện như: Ketamin, ma túy tổng hợp dạng tinh thể (ma túy đá), các loại chất gây nghiện có xuất xứ từ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc… Để xác định được hàm lượng ma túy trong những loại hợp chất nêu trên hiện đang là vấn đề mà các cơ quan giám định ma túy đang gặp phải vướng mắc. Một số chất ma chất ma túy không có trong Điều 194 cho nên khi điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có thể xác định chung là “chất ma túy khác”. Việc xếp tất cả các chất ma túy chưa được kể tên như quy định tại Điều 194 của BLHS vào cùng một tình tiết trong cấu thành tăng nặng của các tội phạm về ma túy dẫn đến việc đánh giá tính chất nguy hiểm chưa chính xác, cá thể hóa trách nhiệm hình sự chưa công bằng vì mỗi loại có tính độc hại khác nhau. Cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung theo hướng xác định tính chất nguy hiểm của tội phạm theo mức độ độc hại, khả năng gây nghiện của chất ma túy (chất lượng của chất ma túy) song song với việc xác định tính chất nguy hiểm của tội phạm theo trọng lượng của chất ma túy. Có thể sửa đổi theo hướng xem xét hướng dẫn về các “chất ma túy khác” sử dụng các danh mục I, II, II trong Nghị định 82/2013/NĐ-CP Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất làm căn cứ.

- Về các hình phạt áp dụng đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 có một số điểm như sau:

Thứ nhất, đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc

chiếm đoạt chất ma túy nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 194, bị kết án dưới 3 năm tù thì có thể được xem xét các điều kiện còn lại và cho hưởng án treo, bởi trong quy định về hưởng án treo (Điều 60 BLHS 1999) không hạn chế loại tội phạm nào thì không được hưởng án treo. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như đáp ứng thực tiễn khách quan rằng các đối tội phạm về ma túy là những đối tượng ngoan cố, khó có khả năng tự cải tạo, phần lớn các đối tượng đều đã phạm tội nhiều lần, khi bị bắt giữ, xét xử sẽ không thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội, cho nên cần nghiên cứu theo hướng hạn chế hoặc không cho áp dụng án treo với các tội phạm về ma túy, đặc biệt là Tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp có thể áp dụng án treo cũng chỉ nên cho áp dụng án treo đối với Tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy. Thứ hai, đối với hình phạt tù có thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 194 nên được sửa đổi “…bị phạt tù từ mười lăm năm đến dưới hai mươi năm…” để không mâu thuẫn với hình phạt tù có thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 194. Thứ ba, về những trường hợp được áp dụng hình phạt tử hình, khoản 4 Điều 194 quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình đối với một số trường hợp phạm Tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 cho thấy, trong những năm gần đây, án tử hình chủ yếu được áp dụng đối với trường hợp phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy nghiêm trọng diễn ra trong thời gian qua chủ yếu vẫn là để phục vụ hoặc có liên quan đến việc mua bán trái phép chất ma túy.Trên thực tế, nói chung những đối tượng tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy chủ yếu là người nghèo, người làm thuê, nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế nhưng khi bị bắt giữ đều phải chịu trách nhiệm tại những khung hình phạt cao, kể cả tử hình. Hơn nữa, tội phạm được quy định tại Điều 194 BLHS là tội ghép gồm nhiều hành vi có tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội khác nhau nhưng lại cùng chung một chính sách xử lý là điều bất hợp lý. Nên nếu vẫn giữ Điều 194 là tội ghép như hiện nay, cần xem xét theo hướng chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy mà không nên áp dụng với 3 tội danh còn lại. Mặt khác, việc ghép 4 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy thành một tội danh khi ban hành BLHS năm 1999 có một nguyên nhân bởi về kỹ thuật muốn giảm bớt số lượng tội có thể áp dụng hình phạt tử hình, nếu tách Điều 194 thành 4 điều luật riêng biệt và chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy vẫn sẽ đảm bảo khoa học và phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn thỏa mãn yêu cầu thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Thứ tư, về hình phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 194 BLHS 1999 thì không nên quy định “Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ

năm triệu đến năm trăm triệu đồng…”. Bởi vì trong trường hợp đối tượng phạm tội

tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy để sử dụng hay để kiếm lời nhỏ từ ma túy, trên thực tế đều là những người nghèo, người làm thuê, những đối tượng nghiện ma túy, không có khả năng kinh tế, phụ thuộc vào gia đình và xã hội nên việc sử dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền không đảm bảo được mục đích của hình phạt, hình phạt không có tính khả thi, gây khó khăn cho gia đình của người bị kết án. Trong trường hợp đối tượng là những kẻ buôn bán ma túy số lượng lớn thì có thể áp dụng hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản sẽ đảm bảo được việc tính khả thi của hình phạt. Đồng thời đảm bảo thực hiện nguyên tắc nhân đạo của BLHS, quy định tại Điều 40 đã ghi nhận "Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để

cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống”.

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 104 - 106)