2.1. Dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội tàng trữ, vận chuyển, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
BLHS năm 1999 ra đời trong bối cảnh Nhà nước ta đã tham gia cả 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy và nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu để từng bước giảm dần việc quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự của nước mình. BLHS năm 1999 đã quy định các tội phạm về ma túy thành một chương riêng là Chương XVIII gồm 10 tội (từ Điều 192 đến Điều 201), trong đó ghép 4 tội trong BLHS năm 1985, sửa đổi năm 1997 (tàng trữ trái phép chất ma túy; vận chuyển
trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy) thành 1 điều luật - Điều 194: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt các chất ma túy”. So với BLHS năm 1985 (sửa đổi năm 1997) đã giảm
từ 9 tội xuống còn 7 tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Ngày 19/6/2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999, bãi bỏ Điều 199 - Tội sử dụng trái phép chất ma túy và bỏ hình phạt tử hình ở Điều 197 - Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Ngày 21/12/1999, Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS 1999, có hiệu lực từ 0h ngày 01/07/2000. So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 quy định về các tội phạm ma túy có một số điểm mới:
- Ghép bốn tội danh độc lập quy định tại điều 185c, điều 185d, điều 185đ, điều 185e BLHS 1985 thành một tội duy nhất là Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194).
- Trong BLHS năm 1985 có nhiều điều luật cho phép chuyển lên khung hình phạt nặng hơn khi có nhiều tình tiết định khung tăng nặng của khung tăng nặng thấp hơn. Ví dụ: Điểm c khoản 3 điều 185đ quy định: “Có nhiều tình tiết quy định tại
- BLHS năm 1985 không có điều luật nào quy định về tỷ lệ thương tật, còn BLHS 1999 có quy định tình tiết này (Điều 197, Điều 199).
- BLHS 1985 có tình tiết định khung tăng nặng "Sử dụng người chưa thành
niên vào việc phạm pháp". BLHS 1999 đã sửa thành "Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội". Về tội mua bán trái phép chất ma tuý, BLHS 1985 có tình tiết định
khung tăng nặng “thu lợi bất chính lớn” và “có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên ở BLHS 1999, hai tình tiết này đã bị loại bỏ.
- BLHS 1999 sửa đổi năm 2009 đã bãi bỏ Điều 199 Tội sử dụng chất ma túy. Qua thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 cho thấy, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 là tội danh có tỷ lệ xảy ra cao nhất so với các tội danh khác trong Chương XVIII BLHS năm 1999. Sau đây, chúng tôi xin đi vào phân tích dấu hiệu pháp lý của Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999.
Để phân tích dấu hiệu pháp lý cụ thể của một tội phạm cụ thể, ta cần đi vào phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm đó. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cấu thành tội phạm được định nghĩa như sau: Cấu thành tội
phạm là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể [3, tr141]. Cấu thành của một loại tội phạm cụ thể được tạo
thành từ các yếu tố: Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm. Cấu thành tội phạm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có liên quan mật thiết đến tội phạm, và là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm cơ bản được mô tả trong Khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999, gồm:
2.1.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Hệ thống pháp luật hình sự là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích công dân trong nhà nước đó. Các chất ma túy là loại chất gây nghiện nguy hiểm, tuy nhiên ma túy cũng là chất có rất nhiều những ứng dụng nhất định trong y học mà ta không thể phủ nhận vai trò của chúng, do vậy theo quy định của Nhà nước, chỉ những cơ quan, những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được phép quản lý, sản xuất, mua bán chất ma túy nhằm phục vụ cho các mục đích y học, dược học (sản xuất thuốc và chữa bệnh) và nghiên cứu khoa học. Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng chất ma túy, bảo vệ sức khỏe công dân và ngăn ngừa các tội phạm và các tệ nạn liên quan đến ma túy. Như vậy, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 có khách thể trực tiếp là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy. Mặt khác, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn gián tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn xã hội và sức khỏe, tính mạng của công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm: Đối tượng tác động của tội phạm là bộ
phận của khách thể tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệu hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đối tượng của tội phạm này là các chất ma túy. Ở nước ta, các chất ma túy thường gặp là: Thuốc phiện, hêrôin, morphine, cần sa, các dạng ma túy tổng hợp (suzusen, dolagang, methamphetamine…)… Các chất ma túy được quy định cụ thể trong:
- Theo 3 Công c qu c t v th ng nh t các ch t ma túy n m 1961, 1971, 1988 thì Ma túy là b t kì ch t li u nào c li t kê trong b ng I, II, III, IV c a các Công c , dù d i d ng t nhiên hay t ng h p. Vi t Nam ã tham gia 3 Công c này n m 1997;
- Theo Nghị định 82/2012/NĐ-CP Chính phủ ban hành các danh mục các chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy bao gồm 235 chất chia thành 3 danh mục và 41 tiền chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy. Đối với một số trường hợp đặc biệt, trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS năm 1999 nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này. Trường hợp khác, sau khi giám định không phải là chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi mua bán ý thức rằng đó là chất ma túy thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 194 của BLHS năm 1999. Theo quy định của pháp luật, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy. Thực tế hiện nay xảy ra một số trường hợp là sau khi gửi mẫu đi giám định thì kết luận của cơ quan giám định xác định không phải chất ma túy, hoặc không phải chất ma túy theo quy định của danh mục các chất ma túy do Chính phủ Việt Nam ban hành, nhưng lại thuộc danh mục kiểm soát ma túy của quốc tế. Như vậy những trường hợp này vận dụng quy định của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, nếu chứng minh được ý thức của người thực hiện hành vi mua bán rằng họ tin tưởng đó là chất ma túy, thì họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999.
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm. Mặt khách quan được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có vai trò rất quan trọng trong việc định tội và định khung hình phạt, và thông qua mặt khách quan chúng ta cũng có thể xác định được mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm biểu hiện rõ nét nhất các yếu tố của tội phạm mà con người có thể nhận biết trực tiếp được bao gồm các yếu tố:
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…).
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản, những biểu hiện của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan, không có hành vi khách quan thì không có tội phạm. Cụ thể đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì các hành vi khách quan của các tội phạm này gồm có 4 hành vi: Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy; hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; hành vi mua bán trái phép chất ma túy; hành vi chiếm đoạt chất ma túy.