Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái pháp hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định Bộ luật hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 - 43)

túy theo quy định Bộ luật hình sự Trung Quốc

Khác với luật hình sự Việt Nam quy định một chương riêng Các Tội Phạm Về Ma Túy trong BLHS năm 1999, luật hình sự Trung Quốc quy định tội phạm ma túy ở trong Chương VI BLHS Trung Quốc năm 1997 Các tội phạm xâm phạm trật

tự công cộng (Crimes of obstructing the Administration of Public Order), cụ thể tại

Phần 7 “Tội phạm buôn lậu, buôn bán, vận chuyển và sản xuất Ma túy”. Các quy định về tội phạm ma trong BLHS Trung Quốc gồm 10 điều luật (từ điều 347 đến

điều 357)[42]. Các điều luật quy định về các tội buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma túy trong luật Hình sự Trung Quốc gồm có điều 347 – điều 349 và các điều có liên quan là điều 356 và điều 357, cụ thể như sau:

Điều 347: Bất cứ ai buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển hoặc sản xuất chất ma túy, bất kể số lượng là bao nhiêu, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt hình sự.

Bất cứ ai buôn lậu, mua bán, vận chuyển hoặc sản xuất thuốc gây nghiện, và vi phạm bất kỳ hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tù mười lăm năm, tù chung thân hoặc tử hình, đồng thời bị kết án tịch thu tài sản:

(1) buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất không dưới 1.000 gram thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc methyl benzedrine của không dưới 50 gram hoặc các chất ma túy khác với số lượng lớn;

(2) Là người đứng đầu của các băng nhóm tham gia vào buôn bán người, buôn lậu, vận chuyển, sản xuất các chất ma túy;

(3) Là người bao che cho việc buôn lậu, mua bán, vận chuyển hoặc sản xuất các chất ma túy;

(4) Sử dụng bạo lực chống lại việc kiểm tra, tạm giam hoặc bắt giữ với hậu nghiêm trọng;

(5) Hoặc tham gia vào tổ chức buôn bán ma túy quốc tế.

Bất cứ ai buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển hoặc sản xuất số lượng từ 200 gram đến dưới 1.000 gram thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc benzedrine methyl từ 10 gram đến không quá 50 gram hoặc các chất ma túy khác số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù có thời hạn không ít hơn bảy năm và đồng thời bị kết án phạt tiền.

Bất cứ ai buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển hoặc sản xuất thuốc phiện của không quá 200 gram hêrôin hoặc methyl benzedrine không quá 10 gram hoặc các chất ma túy khác khối lượng nhỏ sẽ bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc giám sát công cộng, đồng thời bị kết án phạt tiền, nếu các trường hợp nghiêm trọng, người phạm tội phải được kết án phạt tù có thời hạn không ít hơn ba năm và không hơn bảy năm, đồng thời bị kết án phạt tiền.

Nếu một đơn vị vi phạm bất cứ tội phạm nào được đề cập trong đoạn thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư, đơn vị sẽ bị kết án phạt tiền, và người trực tiếp phụ trách và những người khác trực tiếp chịu trách nhiệm về tội phạm này sẽ bị trừng phạt theo quy định tương ứng trong các khoản trên .

Bất cứ ai sử dụng trẻ vị thành niên, viện trợ và đồng mưu để buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển hay sản xuất chất ma túy, hoặc bán ma tuý để họ sẽ phải nhận một hình phạt nặng hơn.

Đối với người đã buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển, sản xuất ma tuý nhiều lần và chưa bị xét xử, số lượng các chất ma túy do đó tham gia sẽ được cộng lại.

Điều 348: Bất cứ ai sở hữu bất hợp pháp của không dưới 1.000 gram thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc methyl benzedrine không ít hơn 50 gram, hoặc bất kỳ loại chất ma tuý khác với số lượng lớn thì bị phạt tù có thời hạn không ít hơn bảy năm, tù chung thân, và đồng thời bị kết án phạt tiền. Bất cứ ai sở hữu bất hợp pháp không ít hơn 200 gram thuốc phiện hoặc hêrôin, nhưng không quá 1.000 gram, hoặc methyl benzedrine của không ít hơn 10 gram, nhưng không quá 50 gram, hoặc bất kỳ loại chất ma tuý khác với số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù cố định phạt tù không quá ba năm, tạm giam hình sự hoặc giám sát công cộng, đồng thời bị kết án phạt tiền. Nếu những trường hợp nghiêm trọng, người phạm tội sẽ bị kết án phạt tù giam không ít hơn ba năm và không hơn bảy năm, đồng thời bị kết án phạt tiền.

Điều 349: Bất cứ ai tham gia vào phạm tội buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển, sản xuất thuốc ma túy, hoặc bất cứ ai chứa chấp, di chuyển, bao che cho người phạm tội, ma tuý hoặc các lợi ích của họ bằng tiền và từ các hoạt động tội phạm, thì bị phạt tù phạt tù có thời hạn không quá ba năm hoặc giám sát công cộng, nếu các trường hợp nghiêm trọng, người phạm tội được bị kết án phạt tù có thời hạn không ít hơn ba năm và không hơn mười năm.

Bất kỳ nhân viên chống ma tuý hoặc cơ quan chức năng của nhà nước khác bao che hoặc bảo vệ cho những người phạm tội tham gia buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất ma tuý sẽ phải nhận một hình phạt nặng hơn theo quy định tại khoản trên.

Người âm mưu thực hiện một tội phạm được đề cập trong hai đoạn trên sẽ bị xử phạt như đối với tội phạm buôn lậu, buôn bán, vận chuyển, sản xuất ma tuý.

Điều 356: Bất cứ ai đã từng bị kết án về tội phạm buôn lậu, mua bán , vận chuyển, sản xuất hoặc sở hữu trái phép chất ma tuý, và cũng có thể phạm tội được đề cập trong phần này, sẽ phải nhận một hình phạt nặng hơn.

Điều 357: Chất ma túy gồm có thuốc phiện, hêrôin, methyl benzedrine, morphine, cần sa, côcain và chất ma tuý khác và các chất hướng thần là đối tượng để làm cho người nghiện sử dụng và được kiểm soát bởi các quy định có liên quan của nhà nước. Số lượng ma tuý được tính theo số lượng nhập lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép tổ chức ma tuý được xác minh, và không phải được quyết định theo mức độ tinh khiết.”

Như vậy, tương tự như luật Hình sự Việt Nam, luật Hình sự Trung Quốc cũng có những quy định về việc các chất ma túy là đối tượng được nhà nước kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định pháp luật liên quan đến quản lý chất ma túy. Định nghĩa về “Chất ma túy” trong BLHS Trung Quốc được ghi nhận trong Điều 357:

“Chất ma túy gồm có thuốc phiện, hêrôin, methyl benzedrine, morphine, cần sa, côcain và chất ma tuý khác và các chất hướng thần là đối tượng để làm cho người nghiện sử dụng và được kiểm soát bởi các quy định có liên quan của nhà nước”.

Trong khi đó BLHS Việt Nam không có định nghĩa về “chất ma túy” hay “chất gây nghiện” mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là ma túy trong các điều luật và xây dựng định nghĩa trong Luật Phòng chống ma túy năm 2000 cũng như văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, cách định nghĩa về “chất ma túy” của BLHS Trung Quốc cũng không nêu được những đặc điểm để xác định như thế nào là một chất ma túy mà chỉ đơn thuần liệt kê những chất ma túy bị kiểm soát bởi các quy định có liên quan của nhà nước Trung Quốc.

Khác với quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam có hướng dẫn về định lượng tối thiểu chất ma túy để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người phạm tội, BLHS Trung Quốc quy định rõ ràng tại Điều 347 rằng bất cứ ai buôn lậu, mua bán trái phép, vận chuyển hoặc sản xuất thuốc ma túy, bất kể số lượng là bao nhiêu,

sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt hình sự. Đây là quy định thể hiện sự nghiêm khắc, hơn so với pháp luật Hình sự Việt Nam về cùng tội danh tương tự. Mức định lượng về các chất ma túy cũng được sử dụng để phân hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội:

+ Mức 1: không quá 200 gram, thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc methyl benzedrine không quá 10 gram hoặc các chất ma túy khác khối lượng nhỏ thì bị phạt tù không dưới 3 năm đến không hơn 7 năm;

+ Mức 2: từ 200 gram đến dưới 1.000 gam thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc benzedrine methyl từ 10 gram đến không quá 50 gram hoặc các chất ma túy khác số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù có thời hạn không ít hơn 7 năm và đồng thời bị kết án phạt tiền;

+ Mức 3: từ 1000 gram thuốc phiện hoặc hêrôin hoặc benzedrine methyl từ 50 gram trở lên và các trường hợp tăng nặng còn lại có thể bị kết án 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Tuy BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc đều sử dụng định lượng các chất ma túy để phân hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội, nhưng về các mức định lượng của BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc không có sự tương đồng. Ví dụ có thể thấy rõ nhất ở mức thứ 3 trong điều 347 BLHS Trung Quốc về các trường hợp người phạm tội có thể bị áp dụng mức hình phạt tù mười năm năm, chung thân hoặc tử hình nếu họ có hành vi buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất từ 1000 gram hêrôin trở lên, trong khi đó, khoản 4 điều 194 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định một người có thể bị áp dụng hình phạt tù hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình nếu có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt hêrôin có trọng lượng từ 100 gram trở lên. Như vậy có thể thấy trọng lượng hêrôin tối thiểu của khung hình phạt nặng nhất của BLHS Việt Nam chỉ bằng 1/10 so với trọng lượng hêrôin tối thiểu của khung hình hình phạt nặng nhất của BLHS Trung Quốc áp dụng cho một tội danh giống nhau. Đồng thời, Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, là một trong những nước còn giữ hình phạt tử hình đối với các tội phạm về ma túy do tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này gây ra cho xã hội Trung Quốc.

Các tội danh về tội phạm ma túy của BLHS Trung Quốc năm 1997 cũng có cách quy định khá giống với BLHS Việt Nam 1999, là tội ghép “Tội buôn lậu, mua

bán trái phép, vận chuyển hoặc sản xuất chất ma túy”. Cách quy định tội danh

trong BLHS Trung Quốc cho thấy luật Hình sự Trung Quốc coi trọng tội danh “Tội buôn lậu chất ma túy”, có thể bởi Trung Quốc có đặc thù là một đất nước có diện tích rất lớn, đường biên giới trên bộ và trên biển rất dài, giáp ranh với nhiều quốc gia khác, tình hình tội phạm buôn lậu các chất ma túy qua biên giới rất phổ biến. BLHS Trung Quốc không quy định gọi là Tội tàng trữ trái phép chất ma túy như BLHS Việt Nam nhưng tại Điều 348 BLHS Trung Quốc có quy định tội danh Sở hữu bất hợp pháp chất ma túy - tương đương với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

trong BLHS Việt Nam. Một điểm khác nhau là ở BLHS Trung Quốc có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân phạm tội, pháp nhân có thể bị kết án phạt tiền, những người trực tiếp phụ trách và những người có trách nhiệm có thể bị trừng phạt theo các tội danh tương ứng, còn BLHS Việt Nam chỉ quy định trách nhiệm hình sự của cá nhân phạm tội. Điều 347 BLHS Trung Quốc có quy định “Nếu một đơn vị vi

phạm bất cứ tội phạm nào được đề cập trong đoạn thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư, đơn vị sẽ bị kết án phạt tiền, và người trực tiếp phụ trách và những người khác trực tiếp chịu trách nhiệm về tội phạm này sẽ bị trừng phạt theo quy định tương ứng trong các khoản trên”, tức là quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân phạm tội về ma

túy. Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và đang được nghiên cứu mặc dù trên thực tế cũng cho thấy những pháp nhân có những hành vi có dấu hiệu phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Đây là một trong những điểm pháp luật hình sự Việt Nam có thể học hỏi, tiếp thu ở pháp luật hình sự Trung Quốc trong xử lý tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w