Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trước khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 có hiệu lực thi hành

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 32 - 34)

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 có hiệu lực thi hành

Sau khi tổng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước nhiều thứ giặc đã và đang đe dọa sự trường tồn của dân tộc và vận mệnh của đất nước, đã nhấn mạnh: "Tôi đề nghị tuyệt đối cấm

trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của chính quyền mới. Nhiều văn bản pháp luật hình sự đã được ngay lập tức ban hành, chủ yếu là các Sắc lệnh, Thông tư tập trung vào điều chỉnh những mối quan hệ phức tạp, những tội phạm mang tính nguy hiểm cao.

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL tạm thời giữ lại một số luật lệ cũ mà, không trái với nội dung chính thể Cộng hòa. Đây là một trong những văn bản pháp lý cực kỳ quan trọng nhằm sớm ổn định tình hình đất nước, đồng thời tập trung xây dựng các văn bản pháp luật mới. Chính phủ cũng quan tâm đến việc ngăn chặn thuốc phiện, đã ban hành lệnh cấm buôn bán thuốc phiện, xóa bỏ công ty độc quyền rượu đi đôi với vận động nhân dân giảm uống rượu và cai thuốc phiện.

Ngày 5/3/1952, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 150/TTg quy định việc xử lý đối với những hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện. Nghị định này quy định khoanh vùng trồng cây thuốc phiện. Người trồng cây thuốc phiện có nghĩa vụ nộp thuế bằng hiện vật là 1/3 số thuốc phiện nhựa, phần còn lại phải bán toàn bộ cho mậu dịch quốc doanh. Nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển nhựa thuốc phiện.

Với chính sách đại đoàn kết toàn dân, ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời nhiều chức sắc cao trong các dân tộc thiểu số tham gia chính quyền mới. Vua Mèo Vương Chí Sình (Đồng Văn, Hà Giang) đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến huyện của tỉnh Hà Giang và là đại biểu Quốc hội Khóa I, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, do điều kiện kháng chiến, cần tập trung vào việc chống Pháp, công tác bài trừ thuốc phiện còn chưa được tiến hành triệt để.

Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 225/TTg ngày 22/12/1952, quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện. Người vi phạm có thể bị truy tố trước Tòa án.

Từ năm 1954, sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước đã có chủ trương hạn chế trồng cây thuốc phiện. Nhưng từ năm 1965-1966, do nhu cầu dược

liệu trong nước, cây thuốc phiện đã được trồng trở lại ở 12 tỉnh, 63 huyện, 643 xã với hơn 268.000 hộ dân.

Ngày 15/9/1955, Chính phủ ban hành Nghị định 580/TTg quy định các trường hợp có thể bị đưa ra tòa án để xét xử với mức phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm, bị tịch thu tang vật, bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị thuốc phiện buôn lậu.

Thông tư 33/VHH-HS ngày 05/07/1958 được ban hành để hướng dẫn đường lối truy tố xét xử buôn lậu thuốc phiện.

Năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 25/3/1977, hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/CP về chống buôn lậu thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện. Vào vụ thuốc phiện năm 1985-1986, diện tích trồng cây thuốc phiện đã lên tới con số cao nhất 19.000 ha với sản lượng thu hoạch mỗi năm là 53 - 54 tấn. Trước tình hình tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, BLHS năm 1985 ra đời đã có thái độ kiên quyết hơn đối với loại tội phạm này theo hướng cụ thể hóa và tăng cường hình phạt đối với loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 32 - 34)