Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng 8 năm

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 29 - 32)

tháng 8 năm 1945

Loại cây có chứa chất ma túy được du nhập đầu tiên vào Việt Nam là cây thuốc phiện từ khoảng những năm 1600 và được trồng nhiều ở các các vùng núi cao của người Mông, người Thái, người Khơ Mú vùng núi phía Bắc. Cây cần sa và cây côca du nhập vào Việt Nam muộn hơn, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và các tỉnh phía Nam. Ban đầu, cây thuốc phiện được coi là một loại cây có tác dụng chữa một số bệnh như phong thấp, đường ruột và có tác dụng giảm đau. Mặc dù vậy, người dân cũng dần nhận thấy tác hại của nó là gây nghiện ngập, phụ thuộc vào thuốc phiện, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế và tình hình an ninh địa phương. Do đó một số người có tư tưởng tiến bộ ở các thôn xóm, làng bản đã lên án, đấu tranh với tệ nạn trồng, sử dụng, buôn bán loại cây này và đề ra các quy chế cấm sử dụng thuốc phiện. Từ thời đó xuất hiện những hương ước, quy chế ở các thôn bản, làng xóm về cấm sử dụng thuốc phiện nhưng hiệu lực rất hạn chế.

Từ giữa thế kỷ XVII, dưới triều vua Minh Mạng, vua Tự Đức một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn lậu thuốc phiện đã được ban hành. Năm Cảnh trị thứ III (1665), Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên về cấm trồng cây thuốc phiện:

Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân tàn, người chẳng ra người…Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trông hoặc mua bán thuốc phiện. Ai trồng thuốc phiện thì phải phá đi, người nào chứa thì phải hủy đi.

Đây được coi là những tư tưởng pháp lý tiến bộ, là tiền đề cho việc quy định các tội danh liên quan đến việc cấm sử dụng, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Vào đầu thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến cấm gắt gao việc sử dụng, mua bán thuốc phiện. Năm 1824 vua Minh Mạng lại ban hành thêm quy định mới với nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn như:

Những khách buôn ngoại quốc bán thuốc phiện, quân dân cố ý hút trộm thuốc phiện đều bị tội mãn lưu (đày đi xa 3000 dặm). Cha anh không ngăn cấm con, hàng xóm không tố giác đều bị tội mãn trượng (đánh 100 gậy). Các quan chức hút trộm thuốc phiện đều bị cắt chức, bị phạt trượng và mãi mãi không được tái bổ nhiệm. Gia sản người phạm tội bị tịch thu và xung thưởng cho người cáo giác.

Năm 1839, cuộc “chiến tranh nha phiến” xảy ra giữa Trung Quốc và Anh, thuốc phiện chủ yếu do thực dân Anh mang đến. Ở Việt Nam, thuốc phiện chủ yếu do những thương nhân Trung Quốc lén lút đưa vào. Trước tình trạng ấy, chính quyền nhà Nguyễn đã ban hành các chính sách để ngăn chặn thuốc phiện từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam, đầu năm 1940 Vua Minh Mạng lại ban hành quy định: Kẻ nào mua bán thuốc phiện thì phải bị xử phạt 60 trượng, bị tù 1 năm, tịch thu vật chứng dùng trong buôn bán. Lái buôn nước ngoài buôn bán thuốc phiện bị đánh 100 trượng và tịch thu vật chứng. Có chính sách giảm số lượng người hút thuốc phiện: Chủ hàng, chủ chứa bàn đèn hút thuốc phiện bị phạt 100 trượng và 3 năm tù. Người hút thuốc phiện cũng bị phạt 100 trượng và 3 năm tù. Cha, anh không ngăn giữ con

em bị phạt 100 trượng. Quan lại hút thuốc phiện bị đánh 100 trượng và bị cách chức. Các cơ quan hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu các phương pháp trị liệu cho người nghiện hút. Những người nghiện hút 6 tháng phải ra khai báo và cai nghiện. Triều đình cấm các thuyền buôn từ Tân Châu (Trung Quốc) vào Việt Nam và khám xét tất cả các thuyền buôn nước ngoài vào các cảng của nước ta. Năm Tự Đức thứ ba (1840) quy định:

Thuyền buôn chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác vận chuyển thì chủ thuyền phải chịu tội tử hình. Nếu khám xét thấy chứa, giấu thuốc phiện dưới 1 kg thì phải xử giam hậu, trên 1 kg xử giảo (treo cổ hành hình). Thuyền bè hoặc chủ hàng trong nước nhận vận chuyển hoặc tàng trữ thuốc phiện cho người nước ngoài cũng chịu tội như thế.Thuyền của Nhà nước cử đi nước ngoài, lợi dụng mua trộm thuốc phiện đem về nếu dưới 1 kg thì xử giảo, giam hậu, trên 1 kg thì phải chém lập tức.

Mặt khác, triều đình khen thưởng hậu cho người phát hiện hoặc cáo giác đúng. Lệnh năm 1840 có ghi: “Người nào phát hiện kẻ tàng trữ, buôn bán thuốc

phiện dưới 1 kg thì thưởng 100 quan tiền, trên 1 kg thưởng 150 quan tiền, trên 3 kg được thưởng thêm. Quan lại khám xét được thưởng số tiền tương đương một nửa vật chứng và được thăng một cấp”.

Suốt 20 năm cầm quyền của Vua Minh Mạng, tội phạm về ma túy ở Việt Nam luôn được tích cực phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả. Các văn bản do Vua Minh Mạng ban hành đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa đề cao vai trò của chính quyền phong kiến các cấp với việc phát huy vai trò của quần chúng, của từng gia đình trong cộng đồng phòng, chống tội phạm về ma túy. Đây là điểm son đáng ghi nhớ trong thời kỳ Vua Minh Mạng trị vì.

Năm 1858, Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu giai đoạn gần một thế kỉ đô hộ nước ta. Từ khi chiếm được Đông Dương, người Pháp đã biết đến một nguồn lợi tài chính họ có thể thu được từ thuốc phiện mà sự tiêu thụ đã lan tràn khắp nơi trong dân chúng. Trong thời kì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nhà cầm quyền Pháp thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề vơ vét tàu nguyên của cải ở Đông Dương đã công

khai phát triển trồng cây thuốc phiện, thành lập các cửa hàng bán thuốc phiện tự do dưới sự quản lý của Công quản nha phiến. Năm 1881, Toàn Quyền Le Myre de Vilers quyết định thay thế việc nhượng quyền buôn bán thuốc phiện bằng việc quản lý trực tiếp của chính quyền thuộc địa. Đến cuối năm 1881, Cơ quan Thuế Trực thu được thành lập để bảo đảm việc khai thác độc quyền về rượu và thuốc phiện, và cũng để tiếp tục theo đuổi việc thu thuế đánh vào lúa gạo xuất khẩu. Chính vào thời kỳ này mà nhà máy chế biến thuốc phiện được thành lập ở Sài Gòn. Sau Hội nghị của Ủy ban Quốc tế về thuốc phiện lần thứ 2 do Hoa Kỳ đề xướng tổ chức vào năm 1912 tại La Haye (Hà Lan), nơi mà những biện pháp chống thuốc phiện cụ thể hơn đã được đưa ra. Tại Đông Dương, những biện pháp chống thuốc phiện đã bắt đầu được ghi nhận, mặc dù khó mà xác định được mức độ thực sự, vì đây là một nguồn tài chánh đáng kể đối với nhà cầm quyền Pháp. Việc buôn bán chất ma túy được quy định lại vào năm 1915, trước hết là ở chính quốc và sau đó là tại Đông Dương.

Vào năm 1939, trên toàn Đông Dương có 2.500 tiệm hút và bán lẻ phục vụ cho hơn 100.000 người nghiện thuốc phiện, trong đó khoảng 2% dân số Việt Nam nghiện thuốc phiện. Diện tích trồng cây thuốc phiện tăng nhanh, tuy nhiên sản phẩm bán phải do cơ quan quản lý. Người hút thuốc phiện tự do. Vì vậy việc trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện phát triển rộng khắp. Trình độ dân trí xuống thấp, đời sống nhân dân hết sức nghèo đói khốn khổ khi tệ nạn nghiện hút tràn lan, phổ biến ở mọi ngóc ngách trong xã hội. Đây là một giai đoạn mà tệ nạn hút thuốc phiện lan tràn, công khai, để lại cho dân tộc Việt những hậu quả nặng nề, làm suy yếu một thế hệ người Việt.

Một phần của tài liệu TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Trang 29 - 32)