Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 72)

6. Bố cục của luận văn

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất công nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Một là: Vấn đề lao động - việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thu nhập thực tế của ngƣời lao động trong KCN nhìn chung còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN chƣa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN; nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.

- Hai là: Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn thiếu và yếu, số ngƣời có độ tuổi lao động cao nhƣng trình độ tay nghề, chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp….

- Ba là: Hệ thống trƣờng đào tạo trong tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, trong khi đó nhu cầu về lao động có tay nghề cơ bản hoặc có trình độ cao ngày càng đòi hỏi bức xúc. Sự liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo chƣa thực hiện.

- Bốn là: về chất lƣợng lao động thể hiện số lƣợng lao động đƣợc tuyển dụng chủ yếu là lao động có trình độ văn hóa THPT, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp chƣa cao, chƣa đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, đặc biệt là pháp Luật lao động. Số lao động đƣợc đào tạo có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp về số lƣợng, nhƣng đa số trình độ và ngành nghề đào tạo của ngƣời lao động chƣa đáp ứng hoặc chƣa phù hợp với nhu cầu về ngành, nghề của các doanh nghiệp. Tình trạng thừa thày, thiếu thợ tuy đã đƣợc khắc phục một phần, song vẫn còn mất cân đối, do tâm lý trong xã hội muốn con em phải theo học đại học còn phổ biến. Số lao động tuy đã đƣợc đào tạo nghề nhƣng khả năng làm việc ở những doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài là rất khó khăn vì khi vào làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kỹ năng làm việc hầu nhƣ doanh nghiệp phải đào tạo lại và vốn ngoại ngữ bị hạn chế, khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn.

- Năm là: Công tác dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn dựa vào kinh nghiệm, chậm dự báo nguồn nhân lực; chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực dài hạn.

- Sáu là: Cơ sở vật chất còn hạn chế, chƣa phong phú về chủng loại và thiếu đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và máy móc trang thiết bị phục vụ trong đào tạo, nhất là đang thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên về công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ ôtô, các ngành nghề công nghệ cao ...Chƣa có cơ sở thực hiện liên thông hoặc liên kết trong đào tạo nghề đối với những học sinh có nhu cầu và khả năng tiếp tục học tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật để có nhiều cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt trong khu công nghiệp. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chƣa có sự phối hợp trong xác định ngành nghề đào tạo và nhu cầu tuyển dụng để nguồn nhân lực không thừa ở ngành này mà lại thiếu ở ngành kia; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã diễn ra ở các địa phƣơng trong tỉnh.

* Những nguyên nhân

Nguyên nhân thứ nhất:

Nhà nƣớc còn thiếu các chính sách, cơ chế hữu hiệu, phù hợp và lớn hơn nữa là thiếu một chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực quốc gia; Chƣa huy động đƣợc doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “Hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào tạo - sự chấp nhận của thị trƣờng lao động’’ chƣa đƣợc cấu thành tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chƣa chặt chẽ, chƣa giúp đƣợc học viên khai thác triệt để cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn rất phong phú.

Nguyên nhân thứ hai:

Nhà nƣớc và các tổ chức chƣa thật sự coi trọng việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, các trung tâm dự báo nhu cầu theo vùng, theo khối các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo... Do đó, dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho việc phát triển các ngành kinh tế mà một trong những nhiệm vụ quan trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là chuẩn bị nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Đình Trám nói chung và các khu công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Nguyên nhân thứ ba:

Tỉnh chƣa có chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc những ngành nghề mà hiện đang thiếu nguồn nhân lực về công tác và làm việc tại tỉnh nhất là thu hút cho khu công nghiệp; chƣa có chính sách phù hợp về học phí hỗ trợ học sinh học nghề, hỗ trợ nhà ở cho công nhân ....

Nguyên nhân thứ tư:

Tập thể giáo viên giảng dạy trong các trƣờng chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo của tỉnh còn thiếu trầm trọng, thiếu nhiều giáo viên dạy các ngành nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu;..Các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chƣa đƣợc giao quyền đầy đủ tự chủ về nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, bộ máy, tài chính ... theo quy định hiện hành. Các trƣờng, trung tâm, cơ sở có quy mô đào tạo tăng hàng năm, nhƣng còn tăng rất chậm và tính chất còn dàn trải chƣa đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành nghề, đặc biệt ngành nghề mũi nhọn của các doanh nghiệp.

Giáo dục và đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng. Các trƣờng và trung tâm hiện chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân lực đào tạo, chƣa cung cấp đƣợc nguồn nhân lực khác mà các doanh nghiệp và xã hội đang cần. Nhân lực đƣợc đào tạo hiện đang rất yếu về mặt kỹ năng; thiếu hẳn sự gắn kết và phối hợp giữa lý luận và thực tiễn (nhà trƣờng với doanh nghiệp, các tổ chức, . . .), nói cách khác là chƣa thật sự gắn học với hành.

Nguyên nhân thứ năm:

Thông tin, phối hợp chƣa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trƣờng lao động, về kỹ thuật công nghệ thực tế. Cơ sở đào tạo thiếu thông tin về nhu cầu ngành nghề và yêu cầu trình độ kỹ thuật công nghệ đối với lao động của khu vực sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ năng lực của cơ sở đào tạo. Thông tin đại chúng chƣa thƣờng xuyên, chƣa phong phú, chƣa có tác động xã hội quan tâm; học nghề chƣa đƣợc các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thƣờng xuyên, đúng lúc. Do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chƣa vƣợt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội . . . nên số lƣợng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng, nhƣng còn chậm; hiệu suất đào tạo chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiều học sinh vẫn chỉ kỳ vọng vào các bậc học cao hơn trên con đƣờng tiến thân lập nghiệp.

Nguyên nhân thứ sáu:

Sự phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, song song với nó là sự gia tăng về lao động. Trong khi đó, lao động nông nghiệp tại các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh dồn về các khu công nghiệp mà hành trang của họ chỉ là sức trẻ, mục tiêu trƣớc mắt là có việc làm với bất cứ ngành nghề gì, mà họ chƣa có định hƣớng rõ ràng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chƣa đáp ứng chỗ ở cho ngƣời lao động; đời sống tinh thần còn hạn chế, không có nhiều cơ hội học tập để thăng tiến trong nghề nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang đã có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang giai đoạn (2011 - 2020) nhƣng cũng nhƣ Dự án Quy hoạch ngành, Dự án này chỉ mang tính dự báo chung chung chƣa nghiên cứu sâu về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp và chƣa định hƣớng cho việc đầu tƣ hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh để chủ động cung cấp nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhƣ hiện nay và trong tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Ở KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 4.1. Phƣơng hƣớng

4.1.1. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực

Những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã đƣợc thể hiện trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011-2020 và đƣợc thông qua tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011). Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 đã đƣợc Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011. Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ký tại Quyết định 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011. Đó là những văn bản pháp lý quan trọng có tính định hƣớng để phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một bƣớc đột phá chiến lƣợc, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đƣa nền kinh tế của đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.

Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ năm 2011-2020 nhằm đƣa nhân lực đất nƣớc trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để tạo sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, hội nhập quốc tế. Xây dựng nhân lực chất lƣợng cao có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sƣ, kỹ sƣ đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Quyết định số 1216/QĐ, ngày 22-7-2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn từ năm 2011- 2020, thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu ngƣời (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu ngƣời làm việc trong nền kinh tế đất nƣớc) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu ngƣời (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu ngƣời làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu ngƣời (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu ngƣời (bằng 78,5%). Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu ngƣời (bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu ngƣời (bằng 21,5%). Về cơ cấu bậc đào tạo, năm 2015, số nhân lực qua đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu ngƣời, chiếm khoảng 59% tổng số nhân lực đã qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp khoảng 7 triệu ngƣời (khoảng 23%); bậc cao đẳng gần 2 triệu ngƣời (khoảng 6%); bậc đại học khoảng 3,3 triệu ngƣời (khoảng 11%); bậc trên đại học khoảng 200 nghìn ngƣời (khoảng 0,7%). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề khoảng gần 24 triệu ngƣời (khoảng 54%) tổng số nhân lực qua đào tạo của nền kinh tế; bậc trung cấp nghề khoảng gần 12 triệu ngƣời (khoảng 27%); bậc cao đẳng hơn 3 triệu ngƣời (khoảng 7%); bậc đại học khoảng 5 triệu ngƣời (khoảng 11%) và bậc trên đại học khoảng 300 nghìn ngƣời (khoảng 0,7%).

4.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực KCN

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh đã xác định:

Phấn đấu đến năm 2017 có trên 60% lao động qua đào tạo, trong đó lao động đào tạo nghề 35%, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng trở lên là 25%, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế.

Cần coi phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, gắn đào tạo với sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao từ các địa phƣơng, các trƣờng đào tạo, có thể từ nƣớc ngoài về làm việc tại các KCN của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một số khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển nhân lực của tỉnh:

- Kinh tế phát triển chƣa bền vững, chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

- Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Tăng trƣởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh còn thấp.

- Các lĩnh vực văn hoá, xã hội một số mặt còn bức xúc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn bình quân cả nƣớc, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Khoa học, công nghệ chậm đổi mới. Môi trƣờng ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng. Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, kết cấu hạ tầng yếu vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

4.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho KCN Đình Trám

- Về số lượng: Dự kiến khi các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đi vào

sản xuất ổn định thì trong những năm tới sẽ đòi hỏi một lực lƣợng lao động lớn để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Theo dự báo đến năm 2017 lực lƣợng lao động phải tăng gấp 1,5 lần so với tổng số lao động hiện nay tại KCN

- Về cơ cấu và chất lượng lao động: Từ nay đến năm 2017 với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ, khu công nghiệp sẽ chú trọng các ngành nghề có hàm lƣợng kỹ thuật - công nghệ cao nhƣ: điện tử, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao; chyển dịch cơ cấu ngành nghề trong Khu công nghiệp theo hƣớng gia tăng dịch vụ, hạn chế ngành nghề thâm dụng lao động. Yêu cầu về chất lƣợng lao động đòi hỏi ngày càng cao nhằm đáp ứng các nhà đầu tƣ. Trong khu công nghiệp lực lƣợng lao động chủ yếu là lao động trẻ (có độ tuổi trung bình từ 18 đến 25) đƣợc đào tạo theo từng ngành nghề tƣơng ứng. Cần chú trọng lao động có cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề và trở nên là lực lƣợng lao động quản lý ở các doanh nghiệp để có thể nắm bắt kịp thời công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển.

- Nguồn cung ứng nhân lực phục vụ cho KCN: Các trƣờng đại học, cao đẳng,

trung cấp, cơ sở đào tạo, trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề và Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên có một nhiệm vụ quan trọng là đào tạo lao động cho các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)