6. Bố cục của luận văn
4.2.3. Tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đình Trám cần phát triển và kết hợp nhiều hình thức đào tạo.
- Cơ sở đào tạo xây dựng qui trình đào tạo nghề cần sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc với qui trình sau:
Sơ đồ 4.1. Qui trình đào tạo nghề cho các doanh nghiệp KCN
Phân tích nhu cầu lao động ở KCN
-Phân tích nghề nghiệp -Phân tích công việc
-Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo -Xây dựng CTĐT -Đào tạo nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trung tâm giới thiệu việc làm, Trƣờng Cao đẳng, Trƣờng Trung cấp nghề, các cơ sở đào tạo và quản trị doanh nghiệp cần phối hợp với các Doanh nghiệp, các Hội ngành nghề, Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trƣờng dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Phối hợp trong khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; thời điểm sinh viên tốt nghiệp và số lƣợng sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại các trƣờng; xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển mới và nhu cầu của doanh nghiệp; đƣa sinh viên đến thực tập tại các doanh nghiệp; thông tin về nhu cầu tuyển dụng đến các trƣờng và tổ chức tiếp xúc giao lƣu giữa các doanh nghiệp và sinh viên.
- Hệ thống trƣờng phải nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động, và cải tiến chƣơng trình đào tạo. Khẩn trƣơng thực hiện phƣơng án chuyển đổi mô hình của trƣờng từ bán công sang tƣ thục để sớm ổn định hoạt động.
- Nhà nƣớc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp thực hiện việc đào tạo tại chỗ, thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong đào tạo với các trƣờng, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Các trƣờng và trung tâm cử giáo viên tham gia giảng dạy tại xí nghiệp và ngƣợc lại, các chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp tham gia giảng dạy ở trƣờng lớp, trên cơ sở này hai bên bổ sung cho nhau về những sở đoản của mình.
- Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động kỹ thuật tiến hành đặt hàng đào tạo với nhà trƣờng và theo dõi phối hợp trong quá trình đào tạo.
- Các doanh nghiệp tiếp cận với nhà trƣờng và tuyển chọn những học sinh, sinh viên triển vọng ở các lớp cuối khóa đƣa về cơ sở sản xuất để trang bị thêm kỹ năng thực hành, thao tác vận hành cụ thể,.. xem họ nhƣ là công nhân của xí nghiệp (có thể có một dạng thù lao nào đó để khuyến khích).
- Nhà nƣớc chủ trƣơng đẩy mạnh sự gắn kết giữa khâu đào tạo và sử dụng, cần mạnh dạn tổ chức ra các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề, nghiệp vụ... theo mô hình doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động kỹ thuật tiến hành đặt hàng đào tạo với nhà trƣờng và theo dõi phối hợp trong quá trình đào tạo.
- Nhà nƣớc chủ trƣơng đẩy mạnh sự gắn kết giữa khâu đào tạo và sử dụng, cần mạnh dạn tổ chức ra các cơ sở đào tạo kỹ thuật, tay nghề, nghiệp vụ... theo mô hình doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thành lập bộ phận đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tình hình lao động trong các doanh nghiệp KCN còn tồn tại nhiều khó khăn. Nhu cầu sử dụng lao động trong năm không ổn định giữa các tháng, gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác tuyển dụng, đào tạo và bố trí sắp xếp lao động trong sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải thành lập ban tổ chức công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để ban này chuyên nghiên cứu, về tình hình tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của công ty đồng thời có thể xây dựng kế hoạch sử dung nguồn nhân lực một cách hợp lý.
- Xác định nhu cầu đào tạo: Để việc xác định nhu cầu đào tạo đƣợc đầy đủ, chính xác, khách quan, phù hợp với đòi hỏi thực tế và chiến lƣợc phát triển của các doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp cần phải áp dụng một số phƣơng pháp xác định nhu cầu khoa học. Việc xác định nhu cầu đào tạo không chỉ dựa trên chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp mà còn phải căn cứ trên nhu cầu của nhân lực trong doanh nghiệp. Cho nên cán bộ làm công tác đào tạo trực tiếp xuống các bộ phận phòng ban điều tra về khả năng, trình độ, chuyên môn của ngƣời lao động đồng thời xác định nhu cầu đƣợc đào tạo phát triển của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu có thể dựa trên bảng câu hỏi đƣợc thiết kế cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp viết vào đó theo mẫu, sau đó tập hợp lại và tổng hợp kết quả điều tra.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo trong từng năm, từng giai đoạn cụ thể: Việc xây dựng kế hoạch đào tạo - phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mỗi khi đƣa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng năm, từng giai đoạn, thời kỳ những ngƣời làm công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực cần xác định, dự toán trong kỳ đó về tài chính cho từng khóa đào tạo, nhân lực phục vụ cho đào tạo, địa điểm diễn ra công tác đào tạo, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc đào tạo và những vấn đề có thể phát sinh kèm theo giải pháp khắc phục.
- Đẩy mạnh tuyển dụng lao động theo hƣớng chuyên môn hoá áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất - kinh doanh, tiêu chuẩn hoá chất lƣợng và mẫu mã hàng hoá, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của công nghệ cao và hiện đại hoá quy trình sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cho từng năm, từng giai đoạn căn cứ vào mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp công tác tuyển dụng chủ động hơn, bài bản hơn và đạt đƣợc các mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh tuyển dụng lao động theo hƣớng chuyên môn hoá nhằm thu hút đƣợc lao động trình độ cao, đồng thời tuyển đủ số lƣợng lao động trong thời gian ngắn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, giúp giảm chi phí cho công tác tuyển dụng.
- Quan tâm đến việc giữ ngƣời lao động ở lại làm việc lâu dài trong doanh nghiệp. Các hình thức mà chủ doanh nghiệp luôn điều chỉnh và là công cụ để điều hành ngƣời lao động đó là hình thức tăng lƣơng, bổ nhiệm, đề bạt, tạo điều kiện cho đi đào tạo ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, cho đi tham quan, nghỉ mát...Bên cạnh đó, còn có các chính sách khác mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thể hiện đó là chính sách tiền thƣởng (thƣởng khi họ có thành tích đột xuất, thƣởng thƣờng xuyên khi họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, doanh thu cao và ổn định....).
- Tăng cƣờng công tác phân tích, dự báo nhu cầu, thông tin thị trƣờng lao động của tỉnh và các vùng lân cận để tổ chức thu thập thông tin chi tiết nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp về từng nhóm nghề, trình độ làm cơ sở để xác định kế hoạch tuyển sinh, đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng, tuyển dụng lao động, nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ, tay nghề cao, góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng lao động thì ngƣời sử dụng lao động cần phải có biện pháp phù hợp để ngƣời lao động hăng say với công việc của mình và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân cần nhận thức sâu, rộng về phát triển nhân lực cho tƣơng lai để phục vụ cho quá trình phát triển, xác định con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phƣơng tăng cƣờng phối hợp trong xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho ngành, lĩnh vực, địa phƣơng mình. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Coi nhiệm vụ phát triển nhân lực là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, của ngƣời sử dụng lao động và toàn xã hội; Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ phát triển dạy nghề, đào tạo nhân lực, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển nhân lực và dạy nghề.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp về công tác giáo dục- đào tạo nghề. Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở dạy nghề tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và dạy nghề. Thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và ngƣời lao động nhận thức đúng về đào tạo nghề, giải quyết việc là. Tuyên truyền nhằm nhân rộng các mô hình hay các điển hình tiên tiến trong việc phát triển và thực hiện xã hội hoá dạy nghề;
Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các chƣơng trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thƣờng xuyên, liên lục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền. Tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực tới mọi lực lƣợng từ nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân.
Thực hiện tốt công tác tƣ vấn pháp luật miễn phí cho ngƣời lao động, thông qua các kênh: Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực tỉnh, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm giới thiệu việc làm.