Đánh giá chung nguồn nhân lự cở KCN Đình Trám

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 68)

6. Bố cục của luận văn

3.5. Đánh giá chung nguồn nhân lự cở KCN Đình Trám

3.5.1. Những kết quả đạt được

Hiện nay KCN Đình Trám đã hoàn thiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng đã thu hút 81 dự án đầu tƣ đƣợc Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ để triển khai hoạt động SXKD, đã giải quyết công ăn việc làm cho 12.183 lao động trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra hàng năm trong KCN đóng góp không nhỏ vào nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN trong những năm qua đƣợc thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.16. Kết quả SXKD của các doanh nghiệp KCN Đình Trám

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12 1- Doanh Thu 2.024.027,2 6.832.010,7 13.719.173,6 337,54 200,80 - Doanh nghiệp trong nƣớc 1.491.151,8 2.102.485,1 4.370.293,6 141,00 207,86 - Doanh nghiệp vốn FDI 532.875,2 4.729.525,6 9.348.880,0 887,55 197,67

2- Nộp ngân sách Nhà nước 46.970,6 97.305,1 81.102,5 207,16 83,35

2.1 - Doanh nghiệp trong nước 33.501,9 56.804,7 37.091,8 169,56 65,30

- Thuế VAT 24.882,3 50.846,6 34.137,5 220,42 67,14

- Thuế XNK, 7.635,6 4.016,2 2.884,4 52,60 71,82

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thu nhập 984,0 1.941,9 69,9 197,34 3,60

2.2 - Doanh nghiệp vốn FDI 13.468,7 40.500,4 44.010,7 300,70 108,67

- Thuế VAT 8.343,5 19.072,0 28.790,4 228,58 150,96 - Thuế XNK 5.120,0 21.363,7 12.578,5 417,26 58,88 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thu nhập 5,2 64,65 2.641,8 1.243,27 4.086,31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.16 cho thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp qua các năm điều tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc; cụ thể năm 2010 doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nguồn vốn FDI là 2.024.027,2 triệu đồng thì đến năm 2012 là 6.832.010,7 triệu đồng bằng 337,54% so với năm 2010; cho đến năm 2013 doanh thu đạt 13.719.173,6 triệu đồng bằng 200,8% so với năm 2011.

Bảng 3.16 cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nguồn vốn FDI đặc biệt là trong năm 2012 có bƣớc nhảy vọt và ổn định sản xuất doanh thu đạt 4.729.525,6 triệu đồng; năm 2012 doanh thu đạt 9.348.880,0 triệu đồng bằng 197,67% so với năm 2012.

Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc một phần đáng kể, năm 2011 các doanh nghiệp đã nộp cho ngân sách nhà nƣớc 46.970,6 triệu đồng; năm 2012 con số này là 97.305,1 triệu đồng bằng 207,16% so với năm 2011. Đến năm 2013 là 81.102,5 triệu đồng bằng 83,35% so với năm 2012.

3.5.1.1. Mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực tại KCN

Trong Khu công nghiệp hiện nay chƣa hình thành cở sở đào tạo nghề để tự trong KCN cung ứng nguồn nhân lực có chất lƣợng và phù hợp với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp; cho nên lực lƣợng lao động cung cấp trong khu công nghiệp phải huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội. Cụ thể là nguồn nhân lực đƣợc đào tạo từ tất cả các trƣờng từ hệ thống giáo dục phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm dạy nghề, trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên tại tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Sau gần 10 năm hình thành và phát triển khu công nghiệp Đình Trám đã thu hút lực lƣợng lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là rất lớn và có trình độ kỹ thuật đa dạng, đồng thời cũng đã có tay nghề cho công nghệ sản xuất tiên tiến nhƣ điện tử, cơ khí, . . .

Hiện nay các cấp lãnh đạo tỉnh, các Sở ngành, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm việc đáp ứng nguồn lao động cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng trong KCN. Bằng việc hình thành Trung tâm dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ KCN với chức năng tƣ vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng và không thu phí của ngƣời lao động và doanh nghiệp. Vì thế, nên các doanh nghiệp đã chủ động đƣợc trong khâu tuyển dụng; ngoài ra việc kết hợp với các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề với phƣơng hƣớng tạo nguồn vừa khoa học, vừa thực tế và hiệu quả phù hợp với đòi hỏi của doanh nghiệp. Cho nên suốt thời gian qua, kể cả thời gian 03 năm gần đây có số lƣợng doanh nghiệp mới ra đời nhiều (năm 2011-2013), nguồn lao động vẫn đáp ứng đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ. Hầu hết nguồn lao động đến làm việc trong các khu công nghiệp là từ các huyện, thành phố trong tỉnh, đáp ứng và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng. Mặc dù vậy mức độ đáp ứng nguồn nhân lực trong khu công nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn, nhất là trong những năn gần đây. Trong đó, do việc gia tăng các dự án nên đã và đang xảy ra tình trạng thiếu lao động có tay nghề một số ngành, lĩnh vực, bên cạnh đó hiện tƣợng thiếu lao động phổ thông bắt đầu xuất hiện, trong đó có nhiều nguyên nhân, song nổi lên là vấn đề thu nhập thấp trong khi giá cả sinh hoạt ngày một leo thang.

3.5.1.2. Những kết quả đạt được trong việc tạo nguồn cung ứng tai KCN

Trong những năm qua, đầu tƣ phát triển công nghiệp của tỉnh đã có bƣớc phát triển nhất định, lực lƣợng lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ý thức tác phong công nghiệp của ngƣời lao động đã dần đƣợc cải thiện. Doanh nghiệp đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của nguồn nhân lực có chất lƣợng, một số doanh nghiệp trong KCN Đình Trám đã chủ động trong việc liên kết đào tạo nhƣ đào tạo tại chỗ, đào tạo nâng cao tay nghề, thi nâng bậc…để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI không đánh giá cao chất lƣợng của các chƣơng trình dạy nghề hiện nay. Họ thƣờng cho rằng hầu nhƣ không thu đƣợc lợi ích đáng kể trong việc tuyển dụng những ngƣời đã tốt nghiệp chƣơng trình dạy nghề. Đó là chƣa kể họ phải đào tạo lại những lao động này sau khi tuyển dụng vì kỹ năng và kiến thức thấp hơn so với yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra việc nhận thức về vai trò của dạy nghề, học nghề còn hạn chế, vẫn còn tƣ tƣởng “thích làm thầy hơn làm thợ”, mạt khác quan hệ của doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề: Chƣa có sự phối hợp, gắn kết lẫn nhau, dẫn đến việc cung không gặp cầu cả về ngành nghề, trình độ và kỹ năng làm việc.

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn cấp chứng chỉ nghề qua đó công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Giang đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

Số lao động qua đào tạo tăng nhanh, luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15% năm 2002 lên 33% năm 2012, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,8%. Trong 10 năm (2002-2012), hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đào tạo đƣợc 181,54 nghìn ngƣời, trung bình mỗi năm đào tạo đƣợc trên 18 nghìn ngƣời. Trong đó: Đào tạo trình độ cao đẳng nghề là 756 ngƣời, trình độ trung cấp nghề 12,38 nghìn ngƣời, công nhân kỹ thuật 14,66 nghìn ngƣời, trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thƣờng xuyên 153,75 nghìn ngƣời. Phân theo ngành đào tạo, các nghề công nghiệp đào tạo đƣợc 120,5 nghìn ngƣời, tiểu thủ công nghiệp 25,6 nghìn ngƣời, nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản) 27,5 nghìn ngƣời, nghề y (dƣợc tá, y tá) gần 10 nghìn ngƣời.

Chất lƣợng nhân lực đƣợc nâng lên, một bộ phận đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động. Qua khảo sát tại một số doanh nghiệp cho thấy: Học sinh tốt nghiệp nghề dài hạn đƣợc đánh giá kỹ năng nghề đạt loại khá, giỏi chiếm 25%, trung bình 60%; về ý thức tổ chức, kỷ luật và tác phong công nghiệp loại tốt đạt 45%, loại trung bình đạt 40%. Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo nhìn chung chƣa cao, nhiều học sinh ra trƣờng cần phải có thời gian tập sự, đào tạo bổ sung mới đảm đƣơng đƣợc công việc; còn thiếu nhiều nhóm công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao nhƣ điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...; thiếu lao động chuyên môn ngành dịch vụ. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn rất yếu, ảnh hƣởng tới công việc của ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hoặc ở các doanh nghiệp FDI.

Cơ cấu đào tạo bƣớc đầu đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn và khắc phục một phần tình trạng mất cân đối về cơ cấu và cung - cầu lao động. Trong tổng số lao động qua đào tạo, năm 2002 cứ 1 lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình độ đại học, cao đẳng chỉ có 4,1 lao động trình độ trung cấp, hoặc sơ cấp nghề thì năm 2012 tỷ lệ này là 5,5. Kết quả điều tra lao động việc làm những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của ngƣời qua đào tạo nghề chỉ chiếm 1,8%, trong khi đó tỷ lệ của ngƣời tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm tới 3,8%.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất công nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Một là: Vấn đề lao động - việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thu nhập thực tế của ngƣời lao động trong KCN nhìn chung còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN chƣa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ và bền vững của KCN; nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động.

- Hai là: Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn thiếu và yếu, số ngƣời có độ tuổi lao động cao nhƣng trình độ tay nghề, chuyên môn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp….

- Ba là: Hệ thống trƣờng đào tạo trong tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, trong khi đó nhu cầu về lao động có tay nghề cơ bản hoặc có trình độ cao ngày càng đòi hỏi bức xúc. Sự liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo chƣa thực hiện.

- Bốn là: về chất lƣợng lao động thể hiện số lƣợng lao động đƣợc tuyển dụng chủ yếu là lao động có trình độ văn hóa THPT, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp chƣa cao, chƣa đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, đặc biệt là pháp Luật lao động. Số lao động đƣợc đào tạo có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp về số lƣợng, nhƣng đa số trình độ và ngành nghề đào tạo của ngƣời lao động chƣa đáp ứng hoặc chƣa phù hợp với nhu cầu về ngành, nghề của các doanh nghiệp. Tình trạng thừa thày, thiếu thợ tuy đã đƣợc khắc phục một phần, song vẫn còn mất cân đối, do tâm lý trong xã hội muốn con em phải theo học đại học còn phổ biến. Số lao động tuy đã đƣợc đào tạo nghề nhƣng khả năng làm việc ở những doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài là rất khó khăn vì khi vào làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kỹ năng làm việc hầu nhƣ doanh nghiệp phải đào tạo lại và vốn ngoại ngữ bị hạn chế, khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn.

- Năm là: Công tác dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn dựa vào kinh nghiệm, chậm dự báo nguồn nhân lực; chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực dài hạn.

- Sáu là: Cơ sở vật chất còn hạn chế, chƣa phong phú về chủng loại và thiếu đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và máy móc trang thiết bị phục vụ trong đào tạo, nhất là đang thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên về công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ ôtô, các ngành nghề công nghệ cao ...Chƣa có cơ sở thực hiện liên thông hoặc liên kết trong đào tạo nghề đối với những học sinh có nhu cầu và khả năng tiếp tục học tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật để có nhiều cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt trong khu công nghiệp. Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chƣa có sự phối hợp trong xác định ngành nghề đào tạo và nhu cầu tuyển dụng để nguồn nhân lực không thừa ở ngành này mà lại thiếu ở ngành kia; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã diễn ra ở các địa phƣơng trong tỉnh.

* Những nguyên nhân

Nguyên nhân thứ nhất:

Nhà nƣớc còn thiếu các chính sách, cơ chế hữu hiệu, phù hợp và lớn hơn nữa là thiếu một chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực quốc gia; Chƣa huy động đƣợc doanh nghiệp tham gia đào tạo, và “Hiệu quả sử dụng tay nghề qua đào tạo - sự chấp nhận của thị trƣờng lao động’’ chƣa đƣợc cấu thành tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo. Mặt khác việc phối hợp để tổ chức học viên thực tập tại doanh nghiệp cũng chƣa chặt chẽ, chƣa giúp đƣợc học viên khai thác triệt để cơ hội thực tế tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới vốn rất phong phú.

Nguyên nhân thứ hai:

Nhà nƣớc và các tổ chức chƣa thật sự coi trọng việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, các trung tâm dự báo nhu cầu theo vùng, theo khối các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo... Do đó, dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho việc phát triển các ngành kinh tế mà một trong những nhiệm vụ quan trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là chuẩn bị nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Đình Trám nói chung và các khu công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Nguyên nhân thứ ba:

Tỉnh chƣa có chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc những ngành nghề mà hiện đang thiếu nguồn nhân lực về công tác và làm việc tại tỉnh nhất là thu hút cho khu công nghiệp; chƣa có chính sách phù hợp về học phí hỗ trợ học sinh học nghề, hỗ trợ nhà ở cho công nhân ....

Nguyên nhân thứ tư:

Tập thể giáo viên giảng dạy trong các trƣờng chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo của tỉnh còn thiếu trầm trọng, thiếu nhiều giáo viên dạy các ngành nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu;..Các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chƣa đƣợc giao quyền đầy đủ tự chủ về nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, bộ máy, tài chính ... theo quy định hiện hành. Các trƣờng, trung tâm, cơ sở có quy mô đào tạo tăng hàng năm, nhƣng còn tăng rất chậm và tính chất còn dàn trải chƣa đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành nghề, đặc biệt ngành nghề mũi nhọn của các doanh nghiệp.

Giáo dục và đào tạo không theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng. Các trƣờng và trung tâm hiện chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân lực đào tạo, chƣa cung cấp đƣợc nguồn nhân lực khác mà các doanh nghiệp và xã hội đang cần. Nhân lực đƣợc đào tạo hiện đang rất yếu về mặt kỹ năng; thiếu hẳn sự gắn kết và phối hợp giữa lý luận và thực tiễn (nhà trƣờng với doanh nghiệp, các tổ chức, . . .), nói cách khác là chƣa thật sự gắn học với hành.

Nguyên nhân thứ năm:

Thông tin, phối hợp chƣa hiệu quả, nhất là thông tin về thị trƣờng lao động, về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)