Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động tại KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 60)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động tại KCN

3.4.1. Về lương người lao động

Tiền lƣơng (tiền công) là khoản tiền ngƣời sử dụng lao động thoả thuận trả cho ngƣời lao động khi họ tham gia làm việc.

Xuất phát từ nhu cầu của ngƣời lao động, hệ thống nhu cầu thứ bậc của Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu của ngƣời lao động đòi hỏi đƣợc đáp ứng từ thấp tới cao, xét về bản chất thì nhu cầu đi từ nhu cầu vật chất tới nhu cầu tinh thần. Vì vậy, tiền lƣơng đầu tiên phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho ngƣời lao động. Khi nhu cầu tối thiểu đƣợc đảm bảo thì các nhu cầu cao hơn bắt đầu xuất hiện và do đó ngƣời lao động bắt đầu hình thành nhu cầu về sự công bằng trong tiền lƣơng, tức là tiền lƣơng phải đảm bảo rằng tiền lƣơng mà họ nhận đƣợc tƣơng xứng với sự đóng góp mà họ bỏ ra; hệ thống tiền lƣơng của các doanh nghiệp trong KCN đƣợc chia thành hai loại:

- Tiền lƣơng theo sản phẩm: Tiền lƣơng này trả cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xƣởng trong doanh nghiệp.

- Tiền lƣơng theo thời gian: tiền lƣơng này trả lao động giữ trách nhiệm quản lý của công và lao động giữ chức vụ tƣơng đƣơng trƣởng, phó các đơn vị phòng ban và phân xƣởng sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo số liệu điều tra của 05 doanh nghiệp hoạt động trong 4 lĩnh vực điển hình nhƣ: Điện tử, May mặc, Sản xuất bao bì, Sản xuất thép thì tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động đƣợc thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động tại KCN

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12 1.Lĩnh vực điện tử: 1.1. Công ty TNHH Fuhong

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.894 3.368 3.368 177,82 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 2.894 4.150 4.500 143,40 108,43

1.2. Công ty TNHH Te Sung

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.860 3.350 3.355 180,82 100,15 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 2.880 4.090 4.480 142,01 109,53

2.Lĩnh vực may:

(C.ty TNHH Fine Land apprel VN)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.800 1.800 1.950 100,00 180,33 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 1.800 3.200 3.200 177,78 100,00

3. Lĩnh vực sản xuất bao bì:

(C.ty TNHH Hoa Hạ VN)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.800 2.700 2.700 150,00 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 3.500 3.500 3.700 100,00 105,71

4. Lĩnh vực sản xuất thép

(C. ty CP thép Tuấn Cường)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 2.000 3.000 3.000 150,00 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 3.000 3.500 3.827 116,66 109,34

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra tháng 3 năm 2013)

Qua bảng 3.11 nhận thấy mức lƣơng và thu nhập của các doanh nghiệp KCN trả cho ngƣời lao động qua các năm đều tăng, hiện tại thu nhập của ngƣời lao động ở mức 3.200.000 đồng đến 4.500.000 đồng/tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ đó nhận thấy hiện nay trong KCN xẩy ra tình trạng các công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ là nhà đầu tƣ trong nƣớc có thu nhập thấp hơn các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI, từ đó các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc khó giữ đƣợc chân ngƣời lao động và là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng và giữ chân ngƣời lao động.

Để đánh giá mức độ thoả mãn thu nhập của ngƣời lao động qua kết quả điều tra đối với ngƣời có trách nhiệm quản lý công ty, trƣởng, phó phòng ban, phân xƣởng sản xuất và lao động làm việc trực tiếp để thấy mức độ thoả mãn nhu cầu thu nhập của ngƣời lao động thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12. Đánh giá về thu nhập của ngƣời lao động tại KCN

STT Nội dung trả lời Kết quả

Tỷ lệ (%)

1 Không đủ đáp ứng 20,00 2 Tiết kiệm thì đáp ứng đủ 53,33

3 Đáp ứng đủ 20,00

4. Đáp ứng đủ và tích luỹ 6,67 5 Hoàn toàn đáp ứng và tích luỹ 0,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra tháng 3 năm 2013)

Qua bảng 3.12 cho thấy có 20% lao động đƣợc hỏi thì tình trạng thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của ngƣời lao động họ là những ngƣời lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xƣởng trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ là doanh nghiệp trong nƣớc. Phần lớn ngƣời lao động 53,33% đƣợc hỏi thu nhập tiết kiệm thì đáp ứng đủ họ là những ngƣời lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xƣởng trong doanh nghiệp nguồn vốn FDI đầu tƣ trong KCN. Số còn lại mức thu nhập của họ đáp ừng đủ và tích luỹ họ là những ngƣời trong vị trí giữ trách nhiệm quản lý và lao động giữ chức vụ tƣơng đƣơng trƣởng, phó các đơn vị phòng ban và phân xƣởng sản xuất trong các doanh nghiệp.

3.4.2. Về phúc lợi cho người lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động khi họ đã ký hợp đồng lao động với công ty.

- Các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất. - Các chế độ nghỉ mát.

- Nghỉ lễ, tết.

- Ngày đặc biệt dành riêng cho nữ giới: ngày 8/3, ngày 20/10.

Dƣới đây là bảng thống kê về phúc lợi của các doanh nghiệp dành cho ngƣời lao động đã đƣợc quy định trong thoả ƣớc lao động tập thể của các Công ty trong KCN từ năm 2010 đến nay của 5 doanh nghiệp (Bảng 3.13).

Các quy định về chế độ cho ngƣời lao động đƣợc quy định từ khi thành lập doanh nghiệp, trong thời gian thực hiện đã có những điều chỉnh tăng giá trị cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này so với hiện nay còn chƣa đáp ứng kịp thời cả về lƣợng và chất dẫn tới tình trạng không còn giá trị khuyến khích, động viên tinh thần đối với ngƣời lao động.

Bảng 3.13. Phúc lợi của doanh nghiệp dành cho ngƣời lao động

TT Ngày lễ Mức đƣợc hƣởng (đồng/người) Ghi chú

1 Ngày 30/4 & 1/5 300.000 2 Ngày 2/9 300.000

4 Ngày 8/3 & 20/10 300.000 Dành cho phụ nữ 5 Thiếu nhi 1/6 100.000 Trẻ dƣới 15 tuổi 6 Ngƣời lao động ốm đau 300.000-1.000.000

7 Cha mẹ ốm đau 300.000 Tứ thân phụ mẫu 8 Con cái ốm đau 300.000

9 Ngƣời lao động cƣới 1.000.000 10 Con ngƣời lao động cƣới 500.000 11 Ngƣời lao động mất >1.000.000 12 Tứ thân phụ mẫu mất 500.000 13 Con mất 500.000

14 Nghỉ mát hàng năm 1.200.000-2.000.000 1 lần mỗi năm 15 Bảo hiểm thân thể Dành cho công nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.13 nhận thấy hệ thống phúc lợi của các doanh nghiệp cũng chƣa đạt đƣợc nhƣ yêu cầu của doanh nghiệp đề ra là khuyến khích ngƣời lao động. Do vậy, để công cụ này trở thành động lực cho ngƣời lao động các doanh nghiệp trong KCN cần phải xem xét và cải thiện hơn nữa nhất là khi hệ thống phúc lợi của các doanh nghiệp bên ngoài ngày càng tốt hơn để giữ chân ngƣời lao động cho dù tiền lƣơng chỉ ở mức trung bình.

3.4.3. Vấn đề nhà ở của người lao động trong trong KCN

Qua khảo sát thực tế tại KCN Đình Trám, hầu hết các doanh nghiệp chƣa đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công dân, số ngƣời lao động ở các huyện có nhu cầu phải thuê nhà trọ do tƣ nhân tổ chức cho công nhân thuê có vị trí gần KCN nghiệp; Tỉnh Bắc Giang có chủ trƣơng tạo điều kiện chỗ ở và các hoạt động vui chơi giải trí cho ngƣời lao động nhƣng việc thực hiện chủ trƣơng này còn rất hạn chế. Trong số các doanh nghiệp, chỉ có Công ty TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang thuộc Tập đoàn Hồng Hải - Đài Loan là có khu nhà ở cho ngƣời lao động đến làm việc tại doanh nghiệp bình quân diện tích để ở mỗi phòng là 32,8 m2/phòng.

Qua điều tra 5 doanh nghiệp điển hình trong KCN với nhu cầu về nhà ở của ngƣời lao động đƣợc phản ánh qua bảng sau:

Bảng 3.14. Nhu cầu nhà ở của ngƣời lao động

STT Nội dung Tỷ lệ (%) I Tình trạng cƣ trú của ngƣời lao động 100,00

1 Lao động tại huyện Việt Yên (có hộ khẩu thƣờng trú tại huyện) 22,67 2 Lao động nội tỉnh (có hộ khẩu thƣờng trú tại tỉnh Bắc Giang) 67,330 3 Lao động ngoại tỉnh (không có hộ khẩu thƣờng trú tại tỉnh Bắc Giang) 10,00

II Nhà ở của anh/chị hiện nay 100,00

1 Nhà riêng/ở nhờ không phải trả tiền 22,67

2 Nhà do doanh nghiệp bố trí 5,33

3 Nhà đi thuê. 72,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra tháng 3 năm 2013)

Qua bảng 3.14 kết quả điều tra lao động là ngƣời có hộ khẩu tại huyện chiếm 22,67%; lao động có hộ khẩu thƣờng trú tại tỉnh Bắc Giang chiếm 67,33% và lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động ngoại tỉnh không có hộ khẩu tại tỉnh Bắc Giang chiếm 10%. Nhu cầu về nhà ở của họ chiếm 77,33%; trong khi đó các doanh nghiệp chỉ bố trí đƣợc 5,33% chỗ ở cho ngƣời lao động. Số lao động đƣợc bố trí nhà ở cho công nhân, duy nhất chỉ có Công ty TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang thuộc tập đoàn Hồng Hải - Đài Loan (Công ty TNHH Fuhong Precision Component (Bắc Giang)), với tổng số phòng là 960 phòng, tổng diện tích 31.458 m2, (bình quân diện tích để ở mỗi phòng là 32,8 m2/phòng). Hiện nay đã cho công nhân ở khoảng 4.000 ngƣời, đạt 100% diện tích ở; chi phí để ở cho mỗi công nhân chỉ 50.000 đồng/ngƣời/tháng, . Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngƣời lao động yên tâm làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Phần lớn số lao động các doanh nghiệp khác không bố trí nhà ở cho công nhân, công nhân phải thuê trọ bên ngoài của các khu dân cƣ gần KCN, nhà trọ là các dãy nhà cấp 4 đƣợc ngăn thành phòng nhỏ, ẩm thấp và rất nóng nực vào mùa hè với diện tích bình quân mỗi phòng là 16,8 m2/phòng; giá thuê của mỗi lao động từ 150.000 - 250.00 đồng/tháng chƣa tính chi phí điện nƣớc.

Nắm bắt đƣợc nhu cầu về nhà ở trong những năm qua Công ty cổ phần KCN Sài Gòn Bắc Giang đã đƣợc trình dự án về xây dựng nhà ở cho công nhân và ngƣời lao động trong các KCN, UBND tỉnh Bắc Giang đồng ý cho điều chỉnh khoảng 12 ha thuộc diện tích khu đô thị mới Quang Châu để xây dựng nhà ở cho công nhân KCN. Trong đó Công ty TNHH Wintek Việt Nam đã đƣợc UBND tỉnh chấp thuận đầu tƣ xây dựng nhà ở dành cho công nhân của doanh nghiệp diện tích đất khoảng 6,8 ha, tƣơng ứng khoảng 20.000 lao động, với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 80 triệu USD (tiến độ đầu tư hoàn thành năm 2016). Hiện nay Công ty đang thuê tƣ vấn thiết kế xây dựng và lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.

3.4.4. Văn hóa tinh thần của người lao động

Hiện nay Ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang chỉ quán lý về mặt nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Đình Trám và các KCN khác. Do đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc hội thi tìm hiểu pháp luật lao động cho ngƣời lao động là chƣa đƣợc quan tâm, kể cả chăm đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có quan tâm và tạo điều kiện cho công nhân đi tham quan nghỉ mát hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp nhƣng còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chƣa nhận thấy sự cần thiết và trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Từ đó chƣa dành thời gian, điều kiện cho ngƣời lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao tuy đƣợc Công đoàn và Đoàn Thanh niên thƣờng xuyên tổ chức, nhƣng những hoạt động đó chủ yếu diễn ra vào các dịp lễ, chƣa trở thành các hoạt động thƣờng xuyên. Bên cạnh đó khả năng tổ chức sinh hoạt, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu văn hóa và tinh thần cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nội dung hoạt động văn hóa văn nghệ còn rất đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung nên chƣa thu hút đƣợc công nhân lao động tham gia. Điều đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm của các Sở ngành chức năng của tỉnh và cần phải có sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội. Khi đời sống vật chất và tinh thần thấp sẽ là nguyên nhân cho những yếu tố tiêu cực khác có thể phát sinh và đó chính là những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng phát triển đội ngũ công nhân lao động.

3.4.5. Về việc chấp hành các quy định về pháp luật lao động của doanh nghiệp

Trên thực tế trong khu công nghiệp hiện nay ở một số doanh nghiệp việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động tại một số doanh nghiệp KCN chƣa nghiêm túc, có những doanh nghiệp tỷ lệ lao động đƣợc hƣởng các chính sách này còn thấp, tình hình này không chỉ diễn ra khu công nghiệp Đình Trám mà nó còn là hiện tƣợng chung của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên phạm vi cả tỉnhCó doanh nghiệp trong khu công nghiệp có khấu trừ 5% lƣơng của ngƣời lao động nhƣng lại không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cơ quan BHXH. Tình hình việc chấp hành các quy định về pháp luật lao động từ 2010 đến 2012 qua bảng 3.15.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.15. Tình hình chấp hành các quy định về pháp luật lao động tại KCN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12

Số lao động ký hợp đồng lao động Ngƣời 8.758 9.371 12.183 107,00 130,05 Số lao động tham gia BHXH, BHTY Ngƣời 7.425 8.634 11.401 116,28 132,04 Số DN XD hệ thống thang bảng lƣơng DN 42 50 62 119,05 124,00 Số DN xây dựng nội quy lao động DN 27 30 40 111,11 133,33 Số DN xây dựng thoả ƣớc lao động DN 18 18 21 100,00 116,67 Số DN thành lập công đoàn DN 38 38 40 100,00 105,26

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng quản lý doanh nghiệp - BQL KCN)

Qua bảng 3.15 nhận thấy số lƣợng ngƣời lao động đã ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp trong KCN trong các năm 2011-2013 đều tăng. Cụ thể năm 2012 số lao động đã ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp KCN tăng 7,00% so với năm 2011; năm 2013 số lao động đã ký hợp đồng lao động đã tăng lên 30,05% so với năm 2012. Bên cạnh đó việc ký kết hợp đồng lao động giữa ngƣời lao động và các doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc doanh nghiệp thực hiện các quy định về pháp luật lao động, vẫn còn tình trạng ngƣời lao động đã đƣợc ký kết hợp đồng nhƣng chƣa đƣợc doanh nghiệp thực hiện việc đóng BHXH, BHTY, BHTN…; năm 2011 còn có 1.333 lao động chƣa đƣợc tham gia đóng BHXH, BHTY, BHTN…; năm 2012 là 737 ngƣời, đến năm 2013 con số này là 783 ngƣời. Trong năm 2013 số lƣợng ngƣời lao động tăng đột biến vì cuối năm 2011 đã sáp nhập cụm công nghiệp Đồng Vàng vào KCN Đình Trám, mà ở đó có Fuhong Precision Component Bắc Giang thuộc tập đoàn Hồng Hải - Đài Loan đầu tƣ sản xuất.

Bảng 3.15 cho thấy các doanh ngiệp đang hoạt động trong KCN việc chấp hành các quy định về pháp luật Lao động về việc (xây dựng hệ thống thang bảng lƣơng, xây dựng nội quy lao động, xây dựng thoả ƣớc lao động, thành lập công đoàn) tại KCN chƣa thực sự đƣợc chú trọng mặc dù các doanh nghiệp thực hiện các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)