Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 34)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu phản ánh vấn đề thu hút nhân lực: Nhu cầu nhân lực, lƣợng lao động tuyển thêm qua các năm.

- Số lƣợng lao động phân theo trình độ, giới tính, phòng ban, phân xƣởng...tại doanh nghiệp khu công nghiệp

- Thu nhập bình quân trên một lao động/tháng: Thu nhập của ngƣời lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho chính ngƣời lao động. Ngoài ra nó còn là yếu tố quan trọng trong việc bù đắp tái sản xuất sức lao động cho ngƣời lao động.

Thu nhập bình quân trên một lao động = Tổng quỹ lƣơng Tổng số lao động

- Các chế độ đãi ngộ của ngƣời lao động/tháng: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động khi họ đã ký hợp đồng lao động với công ty; Các chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất; Các chế độ nghỉ mát; Nghỉ lễ, tết; Ngày đặc biệt dành riêng cho nữ giới: ngày 8/3, ngày 20/10... để phản ánh vấn đề duy trì nhân lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 3.1. Khái quát khu công nghiệp Đình Trám

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Đình Trám nằm ở phía Đông của huyện Việt Yên cách trung tâm huyện khoảng 3 km, có diện tích tự nhiên 590,40 ha, chiếm 3,45% diện tích tự nhiên của huyện, đƣợc quy hoạch ở hai xã Hồng Thái và Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lý nhƣ sau: Phía Bắc giáp với xã Nghĩa Trung; Phía Nam giáp với xã Vân Trung; Phía Đông giáp xã Tăng Tiến; Phía Tây giáp Thị trấn Bích Động.

Khu công nghiệp Đình Trám nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Bắc bộ nên vừa mang tính chất của khí hậu miền trung du. Mùa đông thƣờng lạnh hơn so với các khu vực có cùng vĩ tuyến. Sự chuyển tiếp còn đƣợc thể hiện ở chế độ nhiệt: biên độ dao động nhiệt ngày và đêm lớn hơn ở các vùng đồng bằng bắc bộ, trung bình chênh lệch khoảng 0.50. Thời tiết đƣợc chia thành 2 thời kỳ rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh với bốn mùa xuân, hạ, thu đông. Mùa nóng trùng với mùa mƣa và là thời kỳ có gió Đông Nam thịnh hành kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa lạnh trùng với mùa khô cùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đầu mùa đông tƣơng đối khô, cuối mùa đông ẩm ƣớt, mùa xuân rất ẩm ƣớt và mƣa nhiều.

Khu công nghiệp Đình Trám đƣợc quy hoạch vị trí cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 40km; cách cảng Hải Phòng 110km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120km. KCN Đình Trám có đƣờng QL37 kéo dài chạy qua nối QL1A mới với TL295B, rất thuận tiện cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm bằng ôtô đƣờng bộ. Ngoài ra còn có đƣờng sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy song song với QL1A cũ nên rất thuận lợi về giao thông, vận tải, giao dịch với khách hàng; việc cung ứng nguyên liệu, phân phối sản phẩm phát triển sản xuất hoàn toàn dễ dàng, thuận tiện. Một trong điều kiện thuận lợi nữa KCN Đình Trám đã hoàn chỉnh đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KCN và có vị trí tƣơng đối thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế-xã hội, vận chuyển hàng hoá với các xã, thị trấn trong huyện và với các trung tâm kinh tế lớn nhƣ: Thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng.

3.1.2. Quá trình hình thành phát triển

Khu công nghiệp Đình Trám là KCN tập trung thuộc loại hình xây dựng mới hoàn toàn đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đƣợc Thủ tƣớng cho phép triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, KCN Đình Trám thuộc địa bàn 2 xã Hoàng Ninh và Hồng Thái huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, do Công ty phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang (thuộc Ban Quản lý các KCN) làm chủ đầu tƣ, sau khi sáp nhập với CCN Đồng Vàng, tổng diện tích 127ha, trong đó:

- KCN Đình Trám cũ (98ha) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép đầu tƣ xây dựng tại Văn bản số 16/CP-CN ngày 7/12/1999, và cho phép thu hồi đất để tiến hành GPMB xây dựng KCN tại Văn bản số: 2373 ngày 01/11/2002. Quy hoạch chi tiết đƣợc Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 1384/QĐ-BXD ngày 31/8/2004.

- CCN Đồng Vàng (29ha): UBND tỉnh có Quyết định số 1289/QĐ-CT ngày 20/6/2002; Quyết định số 1573/QĐ-CT ngày 30/7/2002; Quyết định số 353/QĐ-CT ngày 23/3/2004; Quyết định số 1210/QĐ-CT ngày 01/8/2007 giao cho Tổng Công ty CN ôtô Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải và Công ty TNHH Fuhong thuê đất.

Khu công nghiệp Đình trám hoạt động đã thu hút đƣợc các doanh nghiệp và đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và hoạt động SXKD trong các lĩnh vực thể hiện ở bảng số liệu nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.1. Tổng hợp các lĩnh vực ngành nghề đầu tƣ trong KCN Đình Trám năm 2013 STT Ngành nghề đầu tƣ Số doanh nghiệp (DN) Số LĐ hiện tại (Người)

1 Sản xuất, gia công các linh kiện, thiết bị điện tử 05 7.002

2 May mặc 23 2.871

3 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 2 112

4 Sản xuất thiết bị y tế 2 157

5 Sản xuất thuốc thú y 1 67

6 Lĩnh vực cơ khí 11 1126

7 Sản xuất khung thép tiền chế 2 128

8 Luyện thép, cán thép 3 172

9 Sang lạp ga LPG 1 40

10 Nƣớc uống tinh khiết 1 20

11 Sản xuất khuôn mẫu 2 112 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Sản xuất, lắp ráp đồ điện, điện tử 7 280

13 Sản xuất Nhựa, bao bì nhựa 4 763

14 Lĩnh vực Sơn, Mạ 1 52

15 Sản xuất gỗ ép, Chế biến lâm sản 2 115

16 Nhà máy lắp ráp xe máy 1 44

17 Nhà máy lắp ráp ôtô 1 139

18 Sản xuất bánh kẹo 1 25

19 Sản xuất ống nhựa cao cấp 1 178

20 Sản xuất dây cáp điện, ống đồng 2 134

21 Kinh doanh, cung cấp nƣớc sạch 1 4

22 Trạm xử lý nƣớc thải 1 2

23 Kinh doanh cho thuế nhà xƣởng 5 10

24 Kinh doanh nhà hàng, Siêu thị tổng hợp 2 20

Tổng cộng 81 12.183

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng quản lý đầu tư - BQL KCN)

Bảng 3.1 cho thấy trong thời gian qua KCN Đình Trám đã thu hút đƣợc 81 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, trong đó 40 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy CNĐT với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đầu tƣ là: 1.306,72 tỷ đồng và 202,41 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

USD; tổng diện tích đất đã cho thuê lấp đầy 100% đất công nghiệp. Đến nay, tổng vốn đầu tƣ đã thực hiện của nhà đầu tƣ trong nƣớc đạt 876,8 tỷ đồng, bằng 67,7% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 111 triệu USD, bằng 53,6% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, thu hút 15.569 lao động vào làm việc tại các doanh ngiệp trong khu công nghiệp.

3.1.3. Chức năng nhiệm vụ

- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Các nhà đầu tƣ vào trong KCN sẽ giảm đƣợc nhiều chi phí nhƣ: chi phí mua đất, xây dựng đƣờng dây tải điện, đƣờng vận tải vào nhà máy,…

- Là công cụ thu hút vốn đầu tƣ: Thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Đẩy mạnh CNH - HĐH và chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Đây là một tiến trình tất yếu của CNH - HĐH. Nƣớc ta nguồn lao động có nhu cầu việc làm còn nhiều, chƣa thể một sớm một chiều chúng ta có ngay một đội ngũ lao động có trình độ cao phù hợp với nền sản xuất tiên tiến hiện đại. Sự gia tăng giá trị sản lƣợng hàng hóa dịch vụ từ KCN làm tăng tổng thu nhập của địa phƣơng, nhờ đó đã đóng góp vào mức tăng trƣởng và phát triển nền công nghiệp tại chỗ, dẫn đến việc hình thành những ngành công nghiệp mới làm thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng và vùng lãnh thổ.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ: Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu, có vai trò to lớn trong việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần tích lũy vốn cho công cuộc CNH - HĐH đất nƣớc.

- Là đầu mối tạo việc làm: Góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong và ngoài tỉnh.

- Góp phần phân công lại lao động ở trình độ cao hơn: KCN góp phần quy hoạch lại sản xuất công nghiệp trong nƣớc. Các doanh nghiệp ở đây có nhiều thuận lợi để mở rộng quy mô, đầu tƣ mới, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhờ đó đã làm giá trị sản lƣợng công nghiệp gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên liệu, sản phẩm từ bên ngoài vào KCN cũng đã đƣa đến sự hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu, các ngành sản xuất mới. Từ đó góp phần quy hoạch lại ngành nghề sản xuất của vùng, của địa phƣơng, một trong những tác động tích cực nhất của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nƣớc.

Từ quá trình thu hút vốn đầu tƣ, còn cần cả quá trình xây dựng các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào những ngành sản xuất theo định hƣớng. Đây vừa là quá trình phát triển sản xuất, đồng thời cũng là quá trình tổ chức, phân công lại lao động ở một trình độ cao hơn.

3.1.4. Điều kiện KT - XH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Khu công nghiệp Đình Trám với diện tích là 127 ha đƣợc đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và đồng bộ: Đƣờng giao thông nội bộ, thoát nƣớc mƣa, thu gom nƣớc thải, trạm xử lý nƣớc thải, các dịch vụ bƣu chính viễn thông, ngân hàng, hải quan, kho ngoại quan, trạm điện 110/22/50MVA và nƣớc sạch cấp đến chân hàng rào doanh nghiệp. Sự phát triển của KCN Đình trám phù hợp với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra định hƣớng về phát triển công nghiệp là: Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp - dịch vụ, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh và chƣơng trình phát triển KT - XH thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đƣa ra định hƣớng “Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các KCN tập trung của tỉnh, các cụm công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã với quy mô phù hợp”.

3.1.4.2. Tình hình lao động

Từ khi thành lập đến nay KCN Đình Trám đã giải quyết đƣợc bài toán về việc làm cho ngƣời lao động ngƣời địa phƣơng và lao động tỉnh ngoài với cơ cấu, số lƣợng qua các năm đƣợc thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.2. Tổng hợp lao động KCN Đình Trám Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số lao động Ngƣời 7.009 8.212 12.183

1. Lao động địa phương Người 5.733 7.226 9.937

- Số lƣợng Ngƣời 5.733 7.226 9.937

- Tỷ lệ % 81,8 88,0 81,57

2. Lao động phổ thông Người 4.614 5.337 8.528

- Số lƣợng Ngƣời 4.614 5.337 8.528

- Tỷ lệ % 65,0 65,0 70,0

3. Lao động nữ Người 4.906 6.027 9.015

- Số lƣợng Ngƣời 4.906 6.027 9.015

- Tỷ lệ % 70,0 73,4 74,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ban nhân sự doanh nghiệp KCN)

Qua bảng 3.2 lao động trong KCN Đình trám có một số đặc trƣng sau:

- Lao động nữ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ từ 70- 74%, lao động ngƣời địa phƣơng chiếm tỷ lệ trên 80%. Số còn lại là số lao động tại các tỉnh lân cận và lao động ngƣời nƣớc ngoài.

- Số lƣợng lao động phổ thông lớn chiếm 65-70% khi tuyển dụng. Số còn lại đã qua đào tạo đƣợc các doanh nghiệp tuyển dụng thuộc kỹ năng văn phòng, quản trị và tay nghề kỹ thuật khoảng 35-30% mà phần lớn phải đƣợc đào tạo lại trên dây chuyền sản xuất.

- Xét về trình độ công nghệ, lực lƣợng lao động của Khu công nghiệp vẫn còn thấp và trung bình.

- Lực lƣợng lao động đa số trong tuổi thanh niên, tỷ lệ nữ khá cao. - Đa số là lao động tại địa phƣơng vào làm việc.

Để giải quyết tốt bài toán cân đối lao động phù hợp cho Khu công nghiệp yêu cầu khách quan là cần có một phƣơng hƣớng tạo nguồn vừa khoa học, vừa thực tế và hiệu quả phù hợp với các đặc trƣng sản xuất của khu. Giải pháp tối ƣu cho vấn đề này vừa có tác dụng giữ đƣợc những doanh nghiệp đã vào, đồng thời gửi một thông điệp đầy sức hấp dẫn đến các nhà đầu tƣ triển vọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.4.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư

Việc hình thành KCN đã đóng góp tích cực vào việc thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Trong những năm qua sự gia tăng vốn đầu tƣ vào KCN đã góp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội, đóng góp tích cực vào việc tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Số lƣợng vốn đầu tƣ vào KCN Đình Trám qua các năm đƣợc thể hiện trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp KCN Đình Trám Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12 1. Vốn đầu tƣ bằng VND (tỷ đồng) 1.177,59 1.264,83 1.306,72 107,4 103,3 2 . Vốn đầu tƣ bằng USD ($) 146,34 170,80 202,41 116,7 118,5

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng quản lý doanh nghiệp - BQL KCN)

Qua bảng 3.3 cho thấy nguồn vốn đầu sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tƣ vào trong KCN một vài năm gần đây ngày một tăng cao hơn năm trƣớc, đã đóng góp một phần không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của cả nƣớc nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm đề ra.

Cụ thể trong năm 2012 vốn của các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN bằng tiền VNĐ cao hơn năm 2011 là 7,4%; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3,3%; Vốn bằng USD năm 2012 tăng so với năm 2011 là 16,7%; Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 18,5%.

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1. Nguồn nhân lực ở KCN

3.2.1.1. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp KCN

Khu công nghiệp Đình Trám phát triển đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng, trong những năm trở lại đây số lƣợng ngƣời lao động trong KCN ở các tỉnh lân cận nhƣ Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh… đến làm việc tại doanh nghiệp ngày càng tăng đƣợc thể hiện qua bảng 3.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Nguồn nhân lực theo phạm vi địa lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 34)