Chất lƣợng và tạo nguồn cung ứng nhân lực tại KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 55)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Chất lƣợng và tạo nguồn cung ứng nhân lực tại KCN

3.3.1. Về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lƣợng nguồn nhân lực trong khu công nghiệp Đình Trám hiện nay đã góp phần nâng cao dân trí, ngƣời lao động trở nên năng động hơn, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề và có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Tỷ lệ lao động trình độ PTTH có xu hƣớng giảm, thay vào đó là trình độ lao động đã đƣợc đào tạo qua các hệ: Sơ cấp, trung cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề và đại học ngày càng tăng.

Qua đó nhận thấy về trình độ chuyên môn kỹ thuật KCN Đình Trám thời gian ban đầu sản xuất các sản phẩm mang tính đơn điệu, chủ yếu gia công phục vụ thị trƣờng tại địa phƣơng nhƣ gia công cơ khí, vật liệu xây dựng, vật dụng gỗ, sắt, bao bì…, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thị trƣờng chủ yếu là gia công. Càng về sau, khi độ an toàn môi trƣờng đầu tƣ cho phép, các nhà đầu tƣ nâng trình độ công nghệ đi lên, đi vào những lĩnh vực nhƣ các ngành dệt may xuất khẩu, sẳn xuất lắp ráp điện tử, chế biết xuất khẩu lâm sản… tại khu công nghiệp.

3.3.2. Về nguồn và tổ chức cung ứng lao động

Hiện nay tại KCN Đình Trám không có một cơ sở dạy nghề, đào tạo nào đóng trong khu công nghiệp, cũng nhƣ chƣa có chƣơng trình, đề án, dự án nào của tỉnh về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc thống kê đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp cho nên việc cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN hiện nay và năm tiếp theo phụ thuộc vào các trƣờng Đại Học, Cao đẳng, Trung cấp trên toàn quốc và các trƣờng Cao đẳng, Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đào tạo sau đó các lao động sẽ tìm đến KCN làm việc thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm, Phƣơng tiện thông tin đại chúng, Thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp trong KCN.

Nguồn nhân lực cung ứng hiện tại cho các doanh nghiệp trong KCN là các lao động đến từ vùng nông thôn, thành thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ cung cấp nguồn nhân lực lao động phổ thông đến tìm, làm việc trong KCN và mạng lƣới các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong tỉnh sẽ cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo và có trình độ cho KCN.

Ngoài ra trong KCN còn đƣợc cung ứng bởi nguồn lao động ngoài tỉnh đến từ các tỉnh lân cận, nguồn nhân lực này thƣờng là những lao động đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp của các trƣờng trên toàn quốc đến làm việc.

* Nguồn lao động trong tỉnh Bắc Giang

Theo số liệu của Cục Thống Kê và Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang hiện trạng đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay nhƣ sau:

(1) Hiện trạng lao động tốt nghiệp THPT phân theo độ tuổi trên đại bàn tỉnh được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 3.9. Tình hình nguồn cung ứng lao động cho KCN chia theo độ tuổi

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12 Số lao động tốt nghiêp THPT 192.787 220.033 241.058 114,13 109,56 Trong đó: Từ 15- 19 tuổi 78.444 85.321 92.580 108,77 108,50 Từ 20- 29 tuổi 64.031 65.943 67.880 102,98 102,94 Từ 30 tuổi trở lên 50.312 68.769 80.598 136,68 117,20

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục thống kê và Sở giáo dục)

Qua bảng 3.9 cho thấy hiện trạng nguồn lao động tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh nhƣ sau: Năm 2012 số lao động tốt nghiệp THPT tăng 14,13% so với năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2011 tăng 27.246 ngƣời; năm 2013 số lƣợng lao động này tăng 9,56% tăng 21.025 ngƣời so với năm 2012. Trong đó:

Số lƣợng lao động tốt nghiệp THPT có tuổi đời từ 15 đến19 tuổi trong năm 2012 tăng 8,77% so với năm 2011 và đến năm 2013 tăng 8,50% so với năm 2012; Số lƣợng lao động tốt nghiệp THPT có tuổi đời từ 20 đến 29 tuổi trong năm 2012 tăng 2,98% so với năm 2011 và đến năm 2013 tăng 2,94% so với năm 2013; Số lƣợng lao động tốt nghiệp THPT có tuổi đời từ 30 tuổi trở lên trong năm 2012 tăng 36,68% so với năm 2011 và đến năm 2013 tăng 17,20% so với năm 2013.

(2) Hiện trạng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua thống kê sau:

Bảng 3.10: Tình hình nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: 1000 người

Trình độ chuyên môn Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12

Lao động chƣa qua đào tạo 745,03 677,05 652,51 90,88 96,38 Sơ cấp nghề, CNKT 81,9 143,07 225,64 174,69 157,71 Trung cấp nghề 11,8 17,1 23,20 144,92 135,67 Cao đẳng nghề 1,5 2,3 4,30 153,33 186,96 Trung học CN 12,2 17,4 23,20 142,62 133,33 Cao đẳng 8,2 12,5 16,80 152,44 134,4 Đại học 15,7 20,9 27,10 133,12 129,67 Trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) 0,18 0,54 1,15 300,00 212,96

Tổng số 876,5 890,86 973,91 - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục thống kê và Sở giáo dục)

Qua bảng 3.10 cho thấy trong ba năm 2011 đến 2013 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện trạng nguồn lao động đƣợc đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có nét chuyển biến rõ nét. Cụ thể số lao động chƣa qua đào tạo nghề có xu thể giảm năm 2011 toàn tỉnh có 745.030 lao động chƣa qua đào tạo đến năm 2012 con số này là 677.050 ngƣời giảm 67.980 ngƣời, với tỷ lệ giảm là 9,22% so với năm 2011; đến năm 2013 số lao động chƣa qua đào tạo của tỉnh là 652.510 ngƣời giảm 24.540 ngƣời với tỷ lệ giảm 3,62% so với năm 2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ cấp nghề, CNKT đã góp phần nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tào năm 2012 đã tăng 74,69% so với năm 2011; năm 2013 tăng 57,71% so với năm 2012.

Trong giai đoạn 2011-2013 các trƣờng cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo cho tỉnh Bắc Giang một lƣợng lao động có trình độ chuyên môn ngày một tăng trong đó lực lƣợng lao động đã qua trung cấp nghề năm 2012 đã tăng 44,92% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 35,67% so với năm 2012. Cao đẳng nghề năm 2012 tăng 53,53% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 86,96%; trung học chuyên nghiệp trong năm 2012 đã tăng 42,62% so với năm 2011 đến năm 2013 đã tăng 33,33% so với năm 2012.

Ngoài ra hệ thống các trƣờng Đại học, Cao đẳng trên cả nƣớc hàng năm cũng đào tạo ra cho tỉnh Bắc Giang lƣợng lao động ngày một tăng, năm 2012 số lƣợng học qua hệ cao đẳng tăng 52,44% so với năm 2012 và năm 2012 tăng 34,4%; số lƣợng học xong đại học năm 2012 tăng 33,12% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 29,67% so với năm 2012. Lao động đƣợc đào tạo trên Đại học năm 2012 tăng 200% so với năm 2011 và đến năm 2013 tăng 212,96% so với năm 2012.

Các cơ sở dạy nghề và Trung cấp nghề đã chủ động triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề dƣới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ… dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; dạy nghề theo hình thức vừa làm vừa học tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề lƣu động... Tuy nhiên, định hƣớng đào tạo chƣa có sự đổi mới, vẫn đào tạo theo khả năng của cơ sở đào tạo nghề, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực hay nói một cách khác là “thừa thầy, thiếu thợ” nhất là thợ có tay nghề cao.

Các cơ sở đào tạo của tỉnh hiện nay chủ yếu đào tạo lao động cho một số ngành nghề nhƣ may công nghiệp, chăn nuôi thú y, sửa chữa xe máy, ôtô, gò hàn, điện dân dụng…, trong khi có một số ngành đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ nhất định thì lại ít đƣợc đào tạo và không có đủ điều kiện để đào tạo nhƣ chế tạo linh kiện điện tử, công nhân kỹ thuật có trình độ cao…,

Ngoài ra hàng năm tỉnh Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học khá cao nhƣng số học sinh tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ra trƣờng trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về làm việc tại tỉnh Bắc Giang rất ít, đây là một bài toán về thu hút, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn tới cần có lời giải về cơ chế, chính sách.

Nhìn chung cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hƣớng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng ngƣời lao động chƣa qua đào tạo trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, ngƣời lao động qua đào tạo các trình độ, đặc biệt là ngƣời lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng với tốc độ tƣơng đối nhanh đây là một nguồn lao động đáp ứng tốt các yêu cầu cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.

Cũng giống nhƣ tình hình chung của cả nƣớc, dân số Bắc Giang hiện nay và trong khoảng 5 đến 8 năm tới vẫn ở trong “thời kỳ dân số vàng”, cùng với sự phát triển đa dạng hoá thành phần kinh tế và các ngành nghề lao động, lực lƣợng lao động tham gia vào các ngành kinh tế ngoài lĩnh vực nông nghiệp ngày càng đông hơn, với trình độ lao động cao hơn.

* Nguồn lao động tỉnh ngoài

Nguồn lao động ngoài tỉnh là những ngƣời tốt nghiệp các trƣờng ĐH, CĐ, TC trên toàn quốc, họ đến từ các tỉnh lân cận, nguồn nhân lực này thƣờng là những lao động có tay nghề nhƣng hiện nay để thu hút đƣợc họ thực sự toàn tâm, toàn ý làm việc trong các doanh nghiệp KCN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ thoả đáng nguồn lao động này.

3.3.3. Ngành nghề và hình thức đào tạo nguồn nhân lực cung ứng tại KCN

Ngành nghề và hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của ngƣời lao động cũng nhƣ thực tế sản xuất kinh doanh. Ngoài các ngành nghề truyền thống, các nghề trong lĩnh vực công nghệ mới, trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh nhƣ: kế toán, quản trị kinh doanh, kỹ thuật máy tính, thiết kế đồ họa trên máy vi tính, may công nghiệp, cơ điện tử, sửa chữa xe ôtô, sữa xe máy, sửa chữa thiết bị viễn thông. . . Hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch (đào tạo tại trƣờng theo chƣơng trình chính quy; chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chƣa có việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức đào tạo mới đƣợc tổ chức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề; ngƣời lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo tại doanh nghiệp đối với công nhân do doanh nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng.

- Đào tạo có địa chỉ: Cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp.

- Bồi dƣỡng nâng bậc thợ: Các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chƣơng trình, tổ chức các lớp bồi dƣỡng và tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân.

- Đào tạo, bồi dƣỡng theo chƣơng trình dài hạn và liên thông, giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

- Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để lấy bằng công nhân kỹ thuật.

3.4. Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động tại KCN

3.4.1. Về lương người lao động

Tiền lƣơng (tiền công) là khoản tiền ngƣời sử dụng lao động thoả thuận trả cho ngƣời lao động khi họ tham gia làm việc.

Xuất phát từ nhu cầu của ngƣời lao động, hệ thống nhu cầu thứ bậc của Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu của ngƣời lao động đòi hỏi đƣợc đáp ứng từ thấp tới cao, xét về bản chất thì nhu cầu đi từ nhu cầu vật chất tới nhu cầu tinh thần. Vì vậy, tiền lƣơng đầu tiên phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho ngƣời lao động. Khi nhu cầu tối thiểu đƣợc đảm bảo thì các nhu cầu cao hơn bắt đầu xuất hiện và do đó ngƣời lao động bắt đầu hình thành nhu cầu về sự công bằng trong tiền lƣơng, tức là tiền lƣơng phải đảm bảo rằng tiền lƣơng mà họ nhận đƣợc tƣơng xứng với sự đóng góp mà họ bỏ ra; hệ thống tiền lƣơng của các doanh nghiệp trong KCN đƣợc chia thành hai loại:

- Tiền lƣơng theo sản phẩm: Tiền lƣơng này trả cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xƣởng trong doanh nghiệp.

- Tiền lƣơng theo thời gian: tiền lƣơng này trả lao động giữ trách nhiệm quản lý của công và lao động giữ chức vụ tƣơng đƣơng trƣởng, phó các đơn vị phòng ban và phân xƣởng sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo số liệu điều tra của 05 doanh nghiệp hoạt động trong 4 lĩnh vực điển hình nhƣ: Điện tử, May mặc, Sản xuất bao bì, Sản xuất thép thì tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động đƣợc thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tiền lƣơng và thu nhập của ngƣời lao động tại KCN

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Năm 12/11 Năm 13/12 1.Lĩnh vực điện tử: 1.1. Công ty TNHH Fuhong

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.894 3.368 3.368 177,82 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 2.894 4.150 4.500 143,40 108,43

1.2. Công ty TNHH Te Sung

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.860 3.350 3.355 180,82 100,15 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 2.880 4.090 4.480 142,01 109,53

2.Lĩnh vực may:

(C.ty TNHH Fine Land apprel VN)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.800 1.800 1.950 100,00 180,33 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 1.800 3.200 3.200 177,78 100,00

3. Lĩnh vực sản xuất bao bì:

(C.ty TNHH Hoa Hạ VN)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 1.800 2.700 2.700 150,00 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 3.500 3.500 3.700 100,00 105,71

4. Lĩnh vực sản xuất thép

(C. ty CP thép Tuấn Cường)

- Tiền lƣơng của ngƣời lao động/tháng 2.000 3.000 3.000 150,00 100,00 - Thu nhập của ngƣời lao động/tháng 3.000 3.500 3.827 116,66 109,34

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra tháng 3 năm 2013)

Qua bảng 3.11 nhận thấy mức lƣơng và thu nhập của các doanh nghiệp KCN trả cho ngƣời lao động qua các năm đều tăng, hiện tại thu nhập của ngƣời lao động ở mức 3.200.000 đồng đến 4.500.000 đồng/tháng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ đó nhận thấy hiện nay trong KCN xẩy ra tình trạng các công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tƣ là nhà đầu tƣ trong nƣớc có thu nhập thấp hơn các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI, từ đó các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc khó giữ đƣợc chân ngƣời lao động và là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong khu công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng và giữ chân ngƣời lao động.

Để đánh giá mức độ thoả mãn thu nhập của ngƣời lao động qua kết quả điều tra đối với ngƣời có trách nhiệm quản lý công ty, trƣởng, phó phòng ban, phân xƣởng sản xuất và lao động làm việc trực tiếp để thấy mức độ thoả mãn nhu cầu thu nhập của ngƣời lao động thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12. Đánh giá về thu nhập của ngƣời lao động tại KCN

STT Nội dung trả lời Kết quả

Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)