Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 83)

6. Bố cục của luận văn

4.2.1.Cơ chế chính sách

Môi trƣờng, điều kiện làm việc ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe của ngƣời lao động. Các bộ phận quản lý gián tiếp không đòi hỏi nhiều về thể lực và sức khỏe nhƣng đối với những lao động trực tiếp sản xuất thì vấn đề thể lực và sức khoẻ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến năng suất lao động sản xuất của các doanh nghiệp KCN. Các doanh nghiệp có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là một phƣơng tiện để khắc phục sự mệt mỏi, là một biện pháp để tăng năng suất lao động.

Để đảm bào sức khỏe cho người lao động công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cải thiện điều kiện làm việc: thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa nhiệt độ, tăng cƣờng hệ thống chiếu sáng ở một số phân xƣởng hoạt động trong lĩnh vực may mặc, vận hành máy... đồng thời các doanh nghiệp nên có biện pháp thay đổi tƣ thế làm việc, tƣ thế vừa đứng vừa ngồi tránh đứng lâu trong thời gian làm việc dài.

Trang bị đầy đủ 100% các phƣơng tiện bảo hộ lao lao động, cho công nhân trong các doanh nghiệp đồng thời hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, tổ chức hội thảo chuyên đề về các biện pháp giảm thiểu bệnh nghề nghiệp cho công nhân viên trong các doanh nghiệp để ngƣời lao động ý thức đƣợc tác hại của việc không mang bảo hộ lao động từ đó tự giác thực hiện mang bảo hộ lao động một cách đầy đủ. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và nhắc nhở, yêu cầu ngƣời lao động chấp hành nội qui, qui chế an toàn vệ sinh lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động, các doanh nghiệp nên ký kết hợp đồng khám sức khoẻ định kỳ hàng năm với bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh uy tín trong tỉnh nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật, để mỗi công nhân viên có thể chăm lo sức khỏe cho mình theo tƣ vấn của các bác sĩ.

- Chăm lo chỗ ở cho công nhân: Đôn đốc và hỗ trợ chủ đầu tƣ triển khai xây dựng nhà lƣu trú theo quy định tại các khu công nghiệp có quỹ đất. Khi xây các khu nhà lƣu trú phải đồng thời tạo môi trƣờng sống, môi trƣờng sinh hoạt cho công nhân nhƣ các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí; đồng thời, hạ tầng ngoài khu lƣu trú nhƣ đƣờng xá, điện,… phải hoàn chỉnh. Đối với những khu chƣa có quỹ đất xây dựng nhà lƣu trú, phối hợp với Sở Xây dựng và cơ quan liên quan điều chỉnh quy hoạch dành diện tích đất cho xây dựng nhà lƣu trú công nhân hoặc phối hợp với chính quyền địa phƣơng tìm kiếm quỹ đất xây dựng nhà lƣu trú ngoài khu công nghiệp. Chủ động tìm kiếm, kêu gọi các đơn vị có chức năng kinh doanh nhà ở tham gia xây dựng nhà lƣu trú. Mặt khác, đối với nhà trọ do tƣ nhân tổ chức cho công nhân thuê có vị trí gần các khu công nghiệp cần thƣờng xuyên kiểm tra các nhà trọ này nhằm nâng cao chất lƣợng và đảm bảo nhà trọ đúng tiêu chuẩn theo quy chế nhà trọ đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Biểu dƣơng những nhà trọ đạt tiêu chuẩn nhằm khuyến khích chủ nhà trọ tạo môi trƣờng sống tốt cho công nhân.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động trong Khu công nghiệp

- Doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chính sách cho ngƣời lao động: Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về lao động, đặc biệt là trả lƣơng, thƣởng, BHXH, xây dựng thang bảng lƣơng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động… Vận động doanh nghiệp tăng tiền ăn, nâng cấp nhà ăn.

- Doanh nghiệp huy động các chuyên gia của các doanh nghiệp tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo, giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành cơ bản, hƣớng dẫn thực tập sản xuất và tham gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp cuối khóa cho học sinh, sinh viên.

- Doanh nghiệp tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên tham quan thực tế, kiến tập, thực tập tại cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Doanh nghiệp tiếp nhận học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm việc tại các doanh nghiệp và tham gia hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông lựa chọn ngành học tại các cơ sở đào tạo.

- Doanh nghiệp cung cấp các thông tin phản hồi cho các đơn vị đào tạo để các đơn vị đào tạo kịp thời điều chỉnh các chƣơng trình và quá trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc đánh giá chất lƣợng lao động của ngƣời tốt nghiệp.

- Doanh nghiệp cần đóng góp các nguồn lực cho quá trình đào tạo: kinh phí, tài liệu, máy móc thiết bị.

- Doanh nghiệp giới thiệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp khác.

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ dân xây dựng nhà ở cho thuê đạt tiêu chuẩn thiết kế mẫu nhằm khuyến khích các hộ dân có đất thu hồi xây dựng KCN và các hộ dân thuộc khu vực có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Tăng cƣờng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp nhƣ: giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, thƣơng mại…; sớm ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho ngƣời lao động để ngƣời lao động yên tâm làm việc lâu dài trong các doanh nghiệp khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguồn nhân lực ở khu công nghiệp Đình Trám, Tỉnh Việt Yên Bắc Giang thực trạng và giải pháp (Trang 83)