8. Cấu trúc luận văn
3.4. Kết quả thăm dò giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất
Những biện pháp trên đây được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh của trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An. Để thăm dò giá trị khoa học của biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến; Lựa chọn khách thể điều tra; Lấy ý kiến khảo sát; Xử lý kết quả.
Trong mẫu trưng cầu ý kiến, chúng tôi thiết kiến hai lĩnh vực:
* Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp được đề xuất với 4 mức độ:
- Rất cần thiết (RCT) - Ít cần thiết (ICT)
- Cần thiết (CT) - Không cần thiết (KCT) * Nhận thức về mức độ khả thi có 4 mức độ:
- Rất khả thi (RKT) - Ít khả thi (IKT)
- Khả thi (KT) - Không khả thi (KKT)
Sau khi xin ý kiến của các đối tượng tham gia nghiên cứu, tác giả tiến hành mã hóa kết quả thành tỷ lệ phần trăm, nhận xét và đưa ra kết luận.
Nhằm đánh giá tính cần thiết, tính khả thi, độ tin cậy của các biện pháp QL hoạt động dạy học của GV ở trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An trong đề tài và để đảm bảo tính khách quan của việc đánh giá, tác giả sử dụng phương thức xin ý kiến của cán bộ QL, GV trong trường.
Tổng số người được xin ý kiến: 52 người
Cán bộ QL của nhà trường: 10 người
GV TA: 24 người
GV Tin học: 02 người
GV bộ môn khác: 5 người
GV chủ nhiệm: 11 người
Kết quả như sau:
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết
RCT % CT % ICT % KCT %
1
Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải QL HĐDH môn Tiếng Anh
40 77 12 23 0 0 0 0
2 Xây dựng kế hoạch
HĐDH môn Tiếng Anh 49 94,2 3 5,8 0 0 0 0 3 Tổ chức tốt công tác dạy
học môn Tiếng Anh 45 86,5 7 13,5 0 0 0 0 4
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học
43 83 9 17 0 0 0 0
5
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh
46 88,5 6 11,5 0 0 0 0
6
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV
Từ kết quả thăm dò cho thấy, các GV và cán bộ QL đánh giá những biện pháp đề xuất của chúng tôi là rất cần thiết và cần thiết. Tuy nhiên, mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất được các GV và cán bộ QL đánh giá không đồng đều. Trong đó được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp Xây dựng kế hoạch HĐDH môn Tiếng Anh (94,2%), tiếp đến là biện pháp Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV (90,4%). Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá cần thiết ở mức độ khá cao như: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh (88,5%); Tổ chức tốt công tác dạy học môn Tiếng Anh (86,5%); Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học (83%); Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải QL HĐDH môn Tiếng Anh (77%).
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết
RKT % KT % IKT % KKT %
1
Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải QL HĐDH môn Tiếng Anh
27 52 23 44 2 4 0 0
2 Xây dựng kế hoạch
HĐDH môn Tiếng Anh 46 88,5 6 11,5 0 0 0 0 3 Tổ chức tốt công tác dạy
học môn Tiếng Anh 40 77 12 23 0 0 0 0
4
Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học
17 32,7 23 44,3 12 23 0 0
5
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh
35 67 17 33 0 0 0 0
6
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy các ý kiến đánh giá 6 biện pháp trên ở mức độ khả thi. Theo các ý kiến trên, có 3 biện pháp (chiếm 50%) có tính khả thi rất cao, đó là: Xây dựng kế hoạch HĐDH môn Tiếng Anh (88,5%); Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV
(80,8%); Tổ chức tốt công tác dạy học môn Tiếng Anh (77%).
Biện pháp có mức độ khả thi thấp nhất là Chỉ đạo việc tăng cường các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học (23%). Để có phương tiện dạy học hiện đại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài chức năng và quyền hạn của Hiệu trưởng. Hơn nữa, thói quen “dạy chay” của GV cũng là rào cản rất lớn.
Với kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp cho ta thấy: Tất cả những người được hỏi đều cho rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL là phù hợp nhau. Những biện pháp có tính cần thiết cao thì tính khả thi cũng cao. Tuy nhiên cũng có biện pháp cần thiết nhưng tính khả thi không tương ứng như biện pháp Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học. Để thực hiện biện pháp này, ngoài sự cố gắng còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường THPT công lập Nam Đàn Nghệ An và sự nỗ lực của các GV Tiếng Anh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học Tiếng Anh của trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An dựa trên các nguyên tắc về tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính khả thi. Các biện pháp QL đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất và được thăm dò giá trị khoa học. Đó là các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải QL HĐDH môn Tiếng Anh
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch HĐDH môn Tiếng Anh
Biện pháp 3: Tổ chức tốt công tác dạy học môn Tiếng Anh
Biện pháp 4: Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào dạy học
Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh
Biện pháp 6: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV
Trên thực tế còn có nhiều khó khăn, trở ngại và không phải thực hiện tất cả các biện pháp trên đều dễ dàng và mang lại hiệu quả cao ngay. Cần có thời gian và đặc biệt các cán bộ QL liên quan và các GV Tiếng Anh phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để QL hoạt động dạy học ngày một hiệu quả, đáp ứng nâng cao chất lượng dạy học. Và trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình thực tế của Nhà trường THPT công lập Nam Đàn Nghệ An ở từng giai đoạn nhất định, người QL cần phải sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ