Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của Tiếng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của Tiếng

Tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay

Cùng với tin học, ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa để mở cửa ra thế giới, với nền văn minh nhân loại, khoa học công nghệ tiên tiến, với nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy mà ngoại ngữ là môn học được đưa vào giảng dạy từ bậc tiểu học đến đại học. Tuy nhiên với đặc điểm là một huyện không có nhiều điểm du lịch và các thế hệ HS có xu hướng thiên về các môn học tự nhiên, liệu bộ môn Tiếng Anh có được sự nhận thức và quan tâm đúng mức từ phía người quản lý, người dạy và người học hay không?

Kết quả điều tra từ câu hỏi số 1 dành cho 10 cán bộ quản lý, 3 tổ trưởng và 21 GV dạy ngoại ngữ thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về sự cần thiết giảng dạy Tiếng Anh tại trường THPT

TT Đối tượng trả lời phiếu hỏi

Số lượng

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Rất

cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Không cần thiết Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Cán bộ QL 10 8 80 2 20 0 0 0 0 2 Tổ trưởng và GV 24 20 83,3 4 16,7 0 0 0 0 Qua nghiên cứu thực tế thu thập thông tin và xử lí số liệu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp với cán bộ QL, GV cho thấy: phần lớn các ý kiến cho rằng việc giảng dạy Tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay tại nhà trường là rất cần thiết, quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế việc giảng dạy Tiếng Anh trong trường vẫn còn gặp khó khăn do những yếu tố khách quan khác. Điều này sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở những phần sau.

Từ kết quả bảng 2.1 cho thấy đội ngũ cán bộ QL nhà trường luôn nhận thức cao và đúng đắn về việc cần thiết phải dạy Tiếng Anh nhằm đáp ứng xu thế hội nhập hiện nay (tỷ lệ: 80%). Trong những năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn thấy được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh đối với HS nên đã có những đầu tư nhất định cho việc giảng dạy môn này. Điều đáng mừng bên cạnh đó các GV giảng dạy môn Tiếng Anh (24 GV) được hỏi cho rằng việc học Tiếng Anh trong trường là thực sự cần thiết (83,3%). Tuy nhiên, 20% cán bộ QL và 16,7% GV cho rằng môn học này chỉ cần thiết chứ không phải thực sự cần thiết. Qua phỏng vấn, những GV này nhận định rằng HS trường mình chủ yếu theo đuổi những môn học tự nhiên do đó cơ hội sử dụng Tiếng Anh của HS khi đi làm ít hơn nhu cầu cần thiết của nó. Việc học Tiếng Anh đối

với HS do vậy là sự bắt buộc, các em chỉ cố gắng học cho các kì thi chứ không đầu tư nhiều vào việc học môn này.

Việc nhận thức về tầm quan trọng của các cán bộ QL và một số GV về Tiếng Anh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học của bộ môn này và đặc biệt là mục tiêu đào tạo của nhà trường. Kết quả của bảng điều tra cho thấy một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên thực tế giảng dạy và QL có tương ứng với nhận thức của họ hay không? Phiếu câu hỏi sẽ tiếp tục giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng dạy học và QL ở nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 41)