Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trường

trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Từ nhận thức của cán bộ QL về các biện pháp trên, mức độ thực hiện của các biện pháp này được kiểm tra thông qua đánh giá của GV để thu được kết quả xác đáng nhất. Ý kiến của 3 tổ trưởng, 21 GV của 3 ngôi trường được thu thập và được thể hiện ở bảng dưới đây. Những ý kiến này giúp chúng tôi nắm bắt được thực trạng QL từ đó có được đánh giá cụ thể hơn về công tác

QL cũng như kiến nghị thêm những giải pháp sau này nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy tại các trường này.

Bảng 2.14. Đánh giá của GV về mức độ thực hiện thường xuyên các công tác QL HĐDH Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn

TT Công tác Mức độ thực hiện

TX TT Ít khi KBG

1 Tổ chức cho GV học tập bồi dưỡng

chuyên môn về phương pháp giảng dạy 0% 0% 20,8% 79,2% 2 Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch chi tiết

cho từng học kỳ và cả năm học. 83,3% 16,7% 0% 0% 3

Duyệt kế hoạch tổ chuyên môn, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch chung của toàn trường

70,8% 20,8% 8,3% 0%

4

Theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng có biện pháp xử lý kịp thời đối với GV vi phạm quy chế chuyên môn

20,8% 37,5% 33,3% 8,3%

5

Duy trì chế độ dự giờ, thăm lớp theo kế hoạch và dự giờ đột xuất khi cần thiết có rút kinh nghiệm và đánh giá

12,5% 16,7% 41,7% 29,2%

6

Chỉ đạo chặt chẽ tổ chuyên môn sinh hoạt theo nề nếp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong giảng dạy

29,2% 37,5% 25% 8,3%

7

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra GV về thực hiện các quy định chuyên môn, nhằm đánh giá xếp loại GV hàng tháng

12,5% 20,8% 54,2% 12,5% 8 Tổ chức cho GV tham quan học tập kinh

nghiệm các trường trong và ngoài tỉnh 0% 0% 0% 100% 9

Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phục vụ việc dạy học môn Tiếng Anh và có kế hoạch bổ sung mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại

8,3% 29,2% 20,8% 41,7%

Theo đánh giá của GV, một số biện pháp được thực hiện tương đối thường xuyên như biện pháp yêu cầu GV xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng học kỳ và cả năm học (83,3%). Công tác này thường do bản thân GV lên chi tiết và được nhà trường xét duyệt. Không những kế hoạch của cá nhân được nhà trường nắm vững mà kế hoạch của tổ chuyên môn cũng được ban giám hiệu thường xuyên duyệt, đồng thời bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch chung của toàn trường (70,8%). Điều này cho thấy có điểm tương đồng trong nhận thức của cán bộ QL (bảng 2.13) và việc thực hiện liên tục trong thực tế. Tuy nhiên trong đó có một số biện pháp chỉ được ít khi thực hiện như biện pháp số 7 (54,2%), số 5 (41,7%). Đối với biện pháp số 7 thì các GV được hỏi cho rằng công tác xếp loại GV không được tiến hành hàng tháng mà chỉ được tiến hành hai lần trong một năm học ở cuối mỗi kì học. Các GV cũng đồng tình ở biện pháp số 5 khi cho rằng các cán bộ QL gần như không bao giờ có công tác dự giờ đột xuất, chỉ khi các GV có tiết thao giảng thì cũng chỉ có một số tiết có sự tham gia của cán bộ QL. Đặc biệt có một số biện pháp được đánh giá ở mức độ yếu với tỉ lệ phiếu rất cao. Với 100% ý kiến nhất trí từ các GV, biện pháp số 8 được xem là rất khó thực thi bởi việc tham quan học tập kinh nghiệm các trường trong và ngoài tỉnh là điều mà các GV chưa bao giờ được trải nghiệm. Biện pháp số 1 cũng nằm ở mức độ thực hiện yếu khi có đến 79,2% số ý kiến nhận định GV chưa bao giờ có cơ hội tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giảng dạy. Chỉ có một số ít GV thỉnh thoảng được tham gia học tập một số chuyên đề về phương pháp giảng dạy do sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các GV khi chỉ có tự bản thân họ phải tìm tòi học tập và tự nâng cao năng lực mà chưa có được sự hỗ trợ thiết thực từ phía nhà trường. Có một biện pháp cũng cần nhận được thêm sự bổ sung từ cán bộ QL, đó là công tác thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phục vụ việc dạy học môn Tiếng Anh và

có kế hoạch bổ sung mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại với 41,7% ý kiến đánh giá ở mức độ không bao giờ. Thực tế thì các GV cũng được trang bị phương tiện như đài catsette, phòng học tiếng, máy chiếu đầy đủ tuy nhiên khi có sự hỏng hóc xảy ra thì chưa được sửa chữa kịp thời hoặc bổ sung theo kế hoạch dài hạn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dạy của và học tập của GV và HS bởi các trang thiết bị này có sự hỗ trợ rất lớn đến thành công của quá trình học tập.

Câu hỏi tiếp theo sẽ giúp chúng ta có được nhìn nhận rõ hơn về thực trạng QL ở các trường THPT công lập tại huyện Nam Đàn khi các biện pháp được nhận định theo các phương diện chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 2.15. Đánh giá của GV về chất lượng việc thực hiện các biện pháp QL ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn

TT Biện pháp Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1. Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Quản lý kế hoạch giảng dạy môn học của

Hiệu trưởng trong từng kỳ và cả năm học 62,5% 33,3% 4,2% 0% 1.2

Quản lý kế hoạch giảng dạy của các GV thông qua kế hoạch cá nhân và lịch báo giảng

70,8% 29,2% 0% 0% 1.3 Phân công GV giảng dạy hợp lý và kịp thời 33,3% 50% 16,7% 0% 1.4 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dự giờ, thăm

lớp định kỳ và đột xuất 12,5% 8,3% 29,2% 50% 1.5 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế

hoạch của bộ môn và của các GV 12,5% 20,8% 16,7% 50%

2. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

2.1 Quán triệt vai trò, mục đích của việc kiểm

tra, đánh giá cho GV 8,3% 12,5% 62,5% 16,7% 2.2 Bồi dưỡng cho GV về phương pháp, kỹ

thuật xây dựng câu hỏi trong việc ra đề thi 0% 8,3% 16,7% 75% 2.3 Chỉ đạo cho GV về việc xác định nội dung 16,7% 12,5% 16,7% 54,2%

TT Biện pháp Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu

cần kiểm tra, đánh giá đối với từng kì học được phân công ra đề thi

2.4

Chỉ đạo quy trình ra đề (ra đề, duyệt đề, in ấn đề, bảo mật) được thực hiện đúng quy chế và nghiêm túc

70,8% 12,5% 16,7% 0% 2.5 Tổ chức coi thi đúng quy chế và nghiêm

túc 83,3% 16,7% 0% 0%

2.6 Tổ chức việc chấm thi, công bố kết quả

đúng quy chế, nghiêm túc 91,7 8,3% 0% 0% 2.7

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện ra đề, tổ chức thi, chấm thi và có biện pháp xử lý kịp thời đối với GV vi phạm

66,7% 25% 8,3% 0%

3. Thực trạng quản lý hoạt động lên lớp của GV Tiếng Anh trong trường

3.1 Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên

lớp của các GV 0% 25% 25% 50%

3.2 Quản lý giờ dạy trên lớp học 75% 16,7% 8,3% 0% 3.3

Quản lý việc cải tiến phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với bộ môn

0% 20,8% 20,8% 58,3% 3.4 Quản lý việc ứng dụng CNTT, thiết bị dạy

học vào dạy học 20,8% 8,3% 70,8% 0%

3.5 Quản lý việc dự giờ, đánh giá và rút kinh

nghiệm sau giờ dạy 62,5% 20,8% 16,7% 0% 3.6 Quản lý sinh hoạt chuyên môn 12,5% 66,7% 20,8% 0% 3.7 Quản lý hoạt động làm đồ dùng dạy học 0% 8,3% 20,8% 70,8%

4. Thực trạng quản lý nâng cao năng lực đội ngũ GV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1

Quán triệt cho GV nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

0% 12,5% 70,8% 16,7% 4.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV 16,7% 29,2% 54,2% 0% 4.3 Tổ chức các hội thảo chuyên đề về đổi 0% 0% 20,8% 79,2%

TT Biện pháp Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Yếu

mới phương pháp dạy học 4.4

Tạo điều kiện cho các GV tham gia các khóa bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

33,3% 66,7% 0% 0%

4.5

Có các biện pháp (thi đua, khen thưởng…) tạo động lực để động viên GV tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm

62,5% 37,5% 0% 0%

5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

5.1 Lập kế hoạch trang bị và sử dụng cơ sở

vật chất, thiết bị dạy học Tiếng Anh 20,8% 62,5% 16,7% 0% 5.2 Xây dựng nội quy, quy định về sử dụng

phương tiện dạy học 0% 16,7% 29,2% 54,2% 5.3

Tham mưu với cấp ủy và Ban Giám hiệu nhà trường về việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu đào tạo trong xu thế hội nhập

20,8% 70,8% 8,3% 0%

5.4 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương

tiện kỹ thuật, thiết bị dạy học Tiếng Anh 25% 12,5% 62,5% 0% 5.5 Xây dựng kế hoạch nâng cấp và bảo

dưỡng các thiết bị dạy học Tiếng Anh 0% 12,5% 16,7% 70,8% Ở bảng 2.15 các biện pháp QL đã thể hiện theo các nhóm riêng biệt và chi tiết, đồng thời các đánh giá của GV về mức độ thực hiện các biện pháp QL ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn được thu thập sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng của công tác QL. Kết quả thu được như sau:

Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học

Trong công tác quản lý kế hoạch dạy học với 5 biện pháp được đưa ra, các GV đã có nhận định rằng biện pháp 1.1 và 1.2 được thực hiện tốt nhất trong 5 biện pháp với tỉ lệ phiếu khá cao 62,5% và 70,8%. Theo các GV các

bản kế hoạch giảng dạy, sổ kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng đều phải do từng GV lên chi tiết và cụ thể để nhà trường kiểm tra, duyệt và lưu lại. Điều này giúp cho ban giám hiệu có được cái nhìn tổng quát về công việc của các cá nhân GV. Trong khi đó biện pháp 1.3, công tác phân công GV giảng dạy hợp lý và kịp thời được đánh giá là thực hiện ở mức độ khá với 50% số GV được hỏi đồng tình. Tuy nhiên, các GV lại cho rằng hai biện pháp 1.4 và 1.5 chỉ được thực hiện ở mức trung bình và yếu (50%). Có thể thấy rằng việc QL của ban giám hiệu thiên về công tác giấy tờ, còn các công tác thực tế như dự giờ, thăm lớp hay thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của bộ môn và của các GV thì chưa được thực hiện tốt.

Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Trong 7 biện pháp được đề ra cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho HS thì các biện pháp 2.6 (91,7%), 2.5 (83,3%), 2.4 (70,8%), 2.7 (66,7%) được các GV nhận định được thực hiện ở mức độ tốt với tỉ lệ đồng tình cao. Như vậy việc chỉ đạo ra đề, tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả được các trường thực hiện bài bản và nghiêm túc. Thông thường công tác đánh giá HS này được thực hiện chung trong toàn trường cho các bài kiểm tra học kì chung trong toàn khối học và trong toàn trường trong đó có bộ môn Tiếng Anh. Bên cạnh những công tác này thì để bảo đảm tính xác thực trong việc đánh giá chất lượng học tập của HS thì mục đích của bài kiểm tra cũng như nội dung của bài kiểm tra cũng có một tầm quan trọng không kém. Tuy vậy công tác này (biện pháp 2.1 và 2.2) lại được đánh giá chỉ ở mức thực hiện trung bình (62,5%) và yếu (75%). Có thể hiểu rằng bộ môn Tiếng Anh cũng có đặc thù riêng cho nên các cán bộ QL có thể gặp khó khăn trong công tác nắm bắt được nội dung học, kiểm tra cũng như bồi dưỡng cho GV phương pháp, kĩ thuật ra đề phù hợp và hiệu quả. Đây rõ ràng là một bất cập cần nhiều sự quan tâm hơn từ phía lãnh đạo nhà trường.

Thực trạng quản lý hoạt động lên lớp của GV Tiếng Anh trong trường

Ở công tác này có 6 biện pháp được đưa ra nhằm khảo sát về thực tế dạy học của GV. Qua câu hỏi nghiên cứu cho thấy, biện pháp 3.2 được đánh giá tốt nhất với tỉ lệ 75%. Các GV cho rằng việc GV có lên lớp hàng ngày hay không được quản lý khá chặt chẽ. Đồng thời công tác dự giờ, đánh giá và rút kinh nghiệm (biện pháp 3.5) cũng có số lượng GV đánh giá tốt cao (62,5%). Việc QL sinh hoạt chuyên môn chỉ được đánh giá ở mức khá với 66,7%. Trên thực tế, GV được đánh giá công tác dự giờ thông qua số lượng tiết học yêu cầu mỗi GV cần dự và thể hiện rõ trong một cuốn sổ dự giờ. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cũng được quy định hàng tháng. Đây cũng là cách giúp cán bộ QL nắm được một phần công tác chuyên môn của GV. Khác với điều này có một số công tác còn chưa được thực hiện tốt, thậm chí còn ở mức yếu theo đánh giá của các GV như biện pháp 3.7 (70,8%), 3.3 (58,3%), 3.1 (50%). Các GV khi được hỏi trả lời rằng hoạt động làm đồ dùng dạy học hoàn toàn do GV tự ý thức, ban giám hiệu không có một sự đốc thúc hay giám sát gì đối với việc này. Do đó chỉ có một số rất ít GV có làm đồ dùng dạy học trong tiết dạy thao giảng. Cũng nằm trong số 7 biện pháp này, biện pháp 3.4 cũng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (70,8%). Các GV cho biết thêm, ban giám hiệu nhà trường ít khi kiểm tra việc ứng dụng CNTT hay thiết bị dạy học trong quá trình dạy học. Điều này do đó cũng chỉ phụ thuộc vào ý thức của GV mà thôi. Cũng như vậy, việc cải tiến phương pháp dạy học là do GV tự nghiên cứu và thực hiện mà không có một sự QL nào từ phía nhà trường ngoại trừ trường hợp các GV tự đăng kí có viết sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy.

Thực trạng quản lý nâng cao năng lực đội ngũ GV

Năng lực đội ngũ GV có thể được xem là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Vì thế đây cũng

được xem như công tác trọng tâm của các nhà QL. Thực trạng của công tác này được phản ánh rõ ở mục 4 của bảng 2.15. Trong số 5 biện pháp đưa ra, các GV đánh giá việc có các biện pháp thi đua khen thưởng của nhà trường nhằm tạo động lực cho GV tự nâng cao trình độ là được thực hiện tốt nhất với 62,5% số ý kiến đồng ý. Nhà trường cũng tạo điều kiện để các GV có thể tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn do sở GD&ĐT tổ chức. Biện pháp này được thực hiện ở mức khá với tỉ lệ phiếu từ GV là 66,7%. Ngược với điều này, có một số biện pháp đang được thực hiện ở mức trung bình như biện pháp 4.1 (70,8%), 4.2 (54,2%). Để có sự bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho GV thì có hai điểm nhà trường cần thực hiện một cách triệt để, đó là nâng cao nhận thức cho GV về công tác tự bồi dưỡng trau dồi học tập của bản thân và nhà trường không những phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho GV mà còn cần có những buổi chuyên đề học tập thực sự về nghiệp vụ giảng dạy. Đáng tiếc ở điểm này các nhà trường còn thực hiện chưa đủ với mức trung bình và yếu. Điều này thể hiện ở con số đánh giá của GV ở mục 4.1, 4.2, 4.3 (79,2%). Nên chăng nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 58)