Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tiếng Anh hiện nay đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Không những vì biết ngoại ngữ

là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam.

Tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong giáo dục phổ thông, mục tiêu chương trình dạy học là điều mà người cán bộ QL cần ý thức một cách sâu sắc và đầu tiên trong công tác QL. Đây là thành tố rất quan trọng của quá trình dạy học và quá trình QL công tác dạy học. Trong QL, nếu không xác định rõ tầm quan trọng và chiến lược của bộ môn sẽ khó có cơ sở để lựa chọn hiệu quả các biện pháp QL. Điều này giúp người QL xác định rõ và có suy nghĩ sâu sắc và chín chắn trong việc lựa chọn và sắp xếp các phương pháp QL, tìm phương pháp tối ưu trong công tác của mình. Nếu công tác quản lý chuyên môn còn lỏng lẻo, còn thờ ơ với công tác nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị và đặc biệt người QL còn chưa hiểu rõ vai trò, vị trí của môn học thì chắc chắn công tác QL sẽ không thể thành công được.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thay đổi sự nhận thức của cán bộ QL là việc cần thực hiện đầu tiên. Người cán bộ QL cần nhận thức và lí giải được sự cần thiết phải tập trung vào bộ môn Tiếng Anh trong thời đại mới, sự cần thiết phải thay đổi và đổi mới. Sự thay đổi này phải diễn ra trong nhận thức của cán bộ QL, trong lãnh đạo và QL trường học.

Người Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc làm thay đổi nhận thức của bản thân cũng như tập thể cán bộ GV và đặc biệt là HS về sự cần

thiết của bộ môn Tiếng Anh trong bậc THPT. Điều này cũng giúp cho các em tránh tình trạng học lệch theo các bộ môn khối A đang diễn ra trong nhà trường. Từ kết quả nhận thức được đề xuất, người cán bộ QL có thể xây dựng được các kế hoạch để lãnh đạo và QL nhà trường nhằm đạt hiệu quả hơn, tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 73)