8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học
học và áp dụng CNTT vào giảng dạy
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Phương tiện, thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, là nền tảng vật chất không thể thiếu của nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đặc biệt với môn ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng thì vai trò của các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ dạy
học là hết sức quan trọng. Ngoài những đồ dùng dạy học thường thấy đối với môn ngoại ngữ như tranh, ảnh, dụng cụ trực quan thì các phương tiện kỹ thuật khác như máy cassette, băng đĩa, CD, VCD, Projector, máy tính, máy chiếu overhead… cũng hỗ trợ đắc lực trong việc dạy và học ngoại ngữ.
CNTT đã mang nhiều đổi thay trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dạy và học. Trên thế giới, hiện nay người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính) và E-learning (học dựa vào máy tính). Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới CBT. CBT là hình thức GV sử dụng máy vi tính ở trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu và các thiết bị đa phương tiện (multimedia) để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến HS, kết hợp với việc phát huy những thế mạnh các phần mềm máy tính như: hình ảnh, âm thanh sinh động, các phim tư liệu, ảnh, sự tương tác giữa người và máy. Bài giảng nhúng trong môi trường đa phương tiện cùng với trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu… có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, sơ đồ, mô hình,..) đến hiện đại (cassette, tivi, đầu video…) ở các cơ sở đào tạo với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại và những phần mềm tiện ích, việc dạy học đã dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những tiết học có sự hỗ trợ của CNTT trở nên rất sinh động do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với tranh ảnh, clip, sơ đồ, bảng biểu,… giúp hệ thống, khái quát hóa bài học. Việc ứng dụng CNTT trong DHNN trong đó có Tiếng Anh đang được các GV hưởng ứng bởi những tiết dạy bằng giáo án nhúng trong môi trường đa phương tiện có hiệu quả khác biệt. HS rất hứng thú với tiết học và có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn. Đối với GV, việc soạn bài có ứng dụng CNTT khiến cho họ phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và tin học để nâng cao tay nghề. Có thể nói, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi
phải tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào giảng dạy.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Trong năm 2014 vừa qua, nhà trường đã quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên để chỉ đạo việc tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và áp dụng CNTT vào giảng dạy, theo chúng tôi phải thực hiện một số nội dung sau:
1. Nâng cao nhận thức đối với GV về tác dụng của các phương tiện kỹ thuật và sự cần thiết cũng như lợi ích của CNTT trong việc giảng dạy Tiếng Anh. Tuy vậy, cũng phải giúp GV hiểu rằng CNTT không phải là tất cả, không thể thay thế được người thầy, cần áp dụng CNTT một cách phù hợp tránh lạm dụng bởi nếu như vậy sẽ không đạt được mục tiêu bài học.
2. Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để GV tích cực nghiên cứu sử dụng các thiết bị vào quá trình dạy học, coi đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của GV. Từng bước chấm dứt tình trạng dạy chay, độc giảng như hiện nay.
3. Yêu cầu các GV lên kế hoạch sử dụng phương tiện dạy học trong kế hoạch chuyên môn của mình theo từng nội dung giảng dạy, từng bài. Căn cứ vào đó chỉ đạo bộ môn Tiếng Anh cùng với bộ phận quản lý trang thiết bị của trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An. Tổ có thể căn cứ vào kế hoạch trên cùng với việc thăm lớp để theo dõi việc sử dụng trang thiết bị giảng dạy của GV.
4. Chỉ đạo bắt buộc các phần nghe trong giáo trình, GV phải sử dụng máy cassette hoặc các thiết bị kỹ thuật khác để rèn luyện kỹ năng nghe, giúp HS nghe trực tiếp sự phát âm của người bản xứ. Với phương châm “mưa dầm
thấm lâu”, các em HS được nghe nhiều sẽ quen dần với cách phát âm của người Anh và những người ở các nước nói Tiếng Anh, từ đó sẽ rèn luyện được kỹ năng nghe và luyện âm của mình.
5. Có kế hoạch và giao cho bộ môn Tin trang bị kiến thức cho GV ngoại ngữ về ứng dụng CNTT vào giảng dạy như: quy trình thiết kế một bài giảng ứng dụng CNTT; các phần mềm tạo bài giảng Powerpoint, Violet; phần mềm tạo hình ảnh mô phỏng Macrommedia Flash; phần mềm dùng để cắt ghép âm thanh và vidieo clip Window Movie Marker…
6. Chỉ đạo các GV Tiếng Anh lập kế hoạch soạn 4 tiết giáo án ứng dụng. CNTT/ học kỳ (tránh trùng lặp giữa các năm). Những bài soạn này sẽ được đánh giá xếp loại A, B, C, D giống giáo án thông thường và là một tiêu chí thi đua khen thưởng cuối năm. Đồng thời tất cả các giáo án này được tập hợp (có chỉnh sửa) làm tài liệu tham khảo cho cả bộ môn Tiếng Anh và được đưa lên trang web của nhà trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An.
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT công lập huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An