Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở

trường THPT

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT trường THPT

Quản lý HĐDH là những tác động của chủ thể quản lý vào HĐDH được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác

nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Trong đó chủ thể quản lý HĐDH ở trường học là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. Đối tượng quản lý là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Đối với bộ môn Tiếng Anh thì mục tiêu, nhiệm vụ dạy học là giúp HS nắm vững hệ thống tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng. Tuy nhiên để làm tốt điều này cần có sự QL tốt từ các cán bộ QL trong nhà trường.

Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của môn Tiếng Anh trong trường phổ thông, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông tư về việc đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng DHNN trong các trường THPT. Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh "Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức ngoại ngữ cho HS, sinh viên".

Môn Tiếng Anh ở trường THPT còn góp phần phát triển tư duy (trước hết là tư duy ngôn ngữ), hỗ trợ cho việc dạy học, Tiếng Anh không những chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với nhu cầu của người học và điều kiện dạy học cụ thể của từng địa phương. Việc quản lý dạy học Tiếng Anh cần: Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học Tiếng Anh, đào tạo và bồi dưỡng GV dạy Tiếng Anh, quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, quản lý việc thực hiện chương trình, SGK mới, đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với hoàn cảnh của mỗi địa phương, đảm bảo HS được học liên tục 7 năm ở bậc trung học (từ lớp 6 đến lớp 12), đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp chương trình, phương pháp giảng dạy và yêu cầu của bộ môn Tiếng Anh.

1.4.2. Nội dung, phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 27)