Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.Đánh giá thực trạng

Qua các bảng điều tra và phân tích ở trên có thể thấy đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hơn về thực trạng công tác giảng dạy và công tác QL ở các trường THPT công lập tại huyện Nam Đàn Nghệ An. Có thể nói rằng mặc dù có những khía cạnh các công tác này đang được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế và yếu kém. Trên thực tế hai công tác này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu công tác giảng dạy còn yếu kém thì công tác QL sẽ phải gánh trách nhiệm cấp thiết phải thay đổi và thực hiện các biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm thay đổi thực trạng. Đồng thời nếu công tác QL được làm bài bản và khoa học sẽ tạo điều kiện cho công tác giảng dạy có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như tạo một môi trường làm việc nghiêm túc để các GV cũng như cán bộ công nhân viên trong nhà trường thực hiện công tác của mình.

Nhìn nhận về thực trạng công tác giảng dạy ở đây có thể kết luận rằng GV giảng dạy đúng, đủ nội dung chương trình, có kế hoạch dạy học rõ ràng.

Các GV cũng có ý thức tham gia các tiết thao giảng và dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ. Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá HS được QL chặt chẽ nên thực hiện nghiêm túc đúng quy chế. Bên cạnh đó GV cũng đã có sự chuẩn bị cho công tác giảng dạy thể hiện rõ ở hồ sơ giáo án được ban giám hiệu đánh giá khá tốt. Công tác tham gia họp nhóm, tổ chuyên môn của GV cũng được đánh giá tốt.

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội này thì công tác giảng dạy của GV còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm như chất lượng giảng dạy chưa cao vì chưa thu hút được sự say mê của HS đối với môn học. Điều này có thể do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa lại.

• Nguyên nhân chủ quan:

Hiệu quả dạy học vẫn còn chậm và chưa cao do các GV còn chưa chú trọng nhiều vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây và vấn đề trọng tâm trong công tác giáo dục bởi nếu người dạy còn yếu về chuyên môn sẽ khó mà thu hút được HS trong công tác giảng dạy và nâng cao được chất lượng học. Bên cạnh điều này, ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của GV cũng chưa có tính tự giác cao khi các công tác như nghiên cứu khoa học hoặc đầu tư vào việc viết các sáng kiến kinh nghiệm. Việc ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức và chưa được thường xuyên. Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả của HS đã được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn có những kĩ năng còn bỏ sót và chưa được đánh giá đầy đủ như kĩ năng nghe, nói. Hơn nữa mức độ đề cũng còn khiến HS cảm thấy nặng với trình độ của mình.

• Nguyên nhân khách quan:

Trên thực tế đa số HS chưa coi trọng học tập bộ môn này, chưa hứng thú, tích cực, tự giác nên kết quả học tập chưa cao, phong trào chưa sôi nổi, khả năng biểu đạt ngôn ngữ Tiếng Anh còn thấp do ngại nói, chưa có môi

trường giao tiếp, luyện tập, khả năng nghe cũng còn thấp, kỹ năng viết chưa chắc chắn, chủ yếu còn mang tính dịch thuật từ tiếng Việt sang Tiếng Anh.

GV ở bậc học THPT nói chung và các trường THPT công lập ở huyện Nam Đàn nói riêng luôn phải dạy bộ môn Tiếng Anh với một môi trường gồm nhiều HS trong một lớp học khiến việc triển khai các phương pháp dạy học mang tính giao tiếp cao cũng có những khó khăn nhất định. Các GV cũng chưa có nhiều cơ hội đi tập huấn về phương pháp giảng dạy do nhà trường không những có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho GV hoặc những buổi chuyên đề học tập thực sự về nghiệp vụ giảng dạy cũng như nghiệp vụ ra đề thi. Công tác QL của nhà trường cũng còn lỏng lẻo ở một số mảng như việc khiến GV phải chú trọng vào việc tự học tập nghiên cứu, tự làm đồ dùng dạy học để có những tiết dạy chất lượng hoặc có quy định rõ ràng về việc cần phải sử dụng CNTT như máy chiếu, phòng tiếng vào giảng dạy thường xuyên. Công tác QL chưa khoa học này rõ ràng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học ở trường.

Nhận định về công tác QL của nhà trường có thể thấy rằng vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý. Các biện pháp còn chưa được thực hiện đồng bộ và khoa học thật sự. Có những biện pháp được thực hiện khá tốt trong khi đó có những biện pháp còn ít được chú ý và thực hiện tốt. Công tác chỉ đạo có thống nhất nhưng thực hiện chưa được đồng bộ tại các trường trong huyện, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chưa thường xuyên, trọng tâm. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa nhiều. Khó khăn nữa đó là việc quản lý hình thức kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Anh. Điều này là do các cán bộ QL có trình độ ngoại ngữ còn chưa cao, thậm chí có những cán bộ chỉ biết một chút ít về ngoại ngữ mà không phải là Tiếng Anh vì thế nên e ngại trong nhận xét, đánh giá GV Tiếng Anh. Việc kiểm tra đôn đốc các GV ứng

dụng các CNTT trong giảng dạy hoặc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học mới, làm các đồ dùng dạy học cũng chưa được thường xuyên và sát sao.Các cán bộ QL cũng chưa thực sự quan tâm nhiều đến QL việc tự nghiên cứu khoa học, viết các sáng kiến kinh nghiệm hay công tác tự bồi dưỡng của GV. Vì vậy để khắc phục những hạn chế trên cần có các biện pháp quản lý phù hợp và đạt hiệu quả hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Thông qua bảng câu hỏi dành cho các đối tượng riêng biệt, các thông tin được thu thập và phân tích. Từ thực trạng được khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng:

Đa số các GV và cán bộ QL đều có nhận thức tốt về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường và trong giảng dạy. Các GV thực hiện tương đối nghiêm túc quy chế chuyên môn trong giảng dạy, bảo đảm đúng đủ nội dung chương trình và thể hiện tốt trên hồ sơ, giáo án, sổ sách do nhà trường QL. Các GV cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại HS theo kế hoạch của nhà trường và của bản thân một cách nghiêm túc và đúng quy chế. Tuy vậy việc áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, CNTT trong giảng dạy còn chưa tốt và hiệu quả còn khiêm tốn. Bên cạnh đó các GV còn thiếu sự nhiệt tình và say mê trong việc tự nâng cao trình độ bản thân, có các nghiên cứu khoa học, tự tạo các đồ dùng dạy học hoặc viết các sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy.

Các cán bộ QL đã áp dụng nhiều phương pháp QL cơ bản trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học như QL nội dung chương trình, kế hoạch dạy học, kiểm tra HS, hoạt động lên lớp của GV… Tuy nhiên, các biện pháp này còn chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên nên hiệu quả của các biện pháp QL còn chưa cao. Đặc biệt có một số biện pháp chưa được các nhà QL chú trọng như tổ chức cho các GV được bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm giảng dạy ở các hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Mặt khác một số mảng khác như QL việc ứng dụng CNTT, thiết bị dạy học vào giảng dạy, QL việc áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học linh hoạt cũng chưa được QL chặt chẽ.

Để khắc phục những điểm hạn chế đồng thời phát huy những điểm làm tốt trong công tác QL, tác giả xin kiến nghị một số biện pháp QL hoạt động dạy học ở nhà trường. Những biện pháp này được đưa ra dựa trên thực tiễn của việc giảng dạy và QL của bộ môn Tiếng Anh tại các trường THPT công lập huyện Nam Đàn, đồng thời thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. Các biện pháp này sẽ được trình bày rõ hơn ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 67)