Tình hình giáo dục của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Tình hình giáo dục của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng là vùng đất có truyền thống hiếu học từ bao đời nay.Con người nơi đây cần cù chịu khó ham học. Vùng đất này đã sản sinh ra những con người có trí tuệ uyên thâm như thám hoa Nguyễn Đức Đạt, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước thương dân Phan Bội Châu, hay chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Truyền thống tốt đẹp đó đang được nhân dân Nam Đàn giữ gìn và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, hàng năm số HS đỗ cao đẳng, đại học từ 650 đến 750 em. Ở bậc THPT, huyện Nam Đàn có 3 trường công lập gồm trường THPT Kim Liên, Trường THPT Nam Đàn 1, trường THPT Nam Đàn 2. Trường THPT Kim Liên có 83 GV với 32 lớp, 1420 HS; trường THPT Nam Đàn 1 với 36 lớp, 1620 HS và 89 GV, Trường THPT Nam Đàn 2 có 79 GV và 34 lớp học với số lượng HS là 1530. Liên tục nhiều năm ngành giáo dục Nam Đàn đạt danh hiệu huyện tiên tiến, được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Hiện nay, công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm, đầu tư; việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, GV (đặc biệt là GV ngoại

ngữ) được chăm lo, tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo được nâng lên; việc tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ, GV theo chuẩn nghề nghiệp được triển khai tích cực, kiên quyết; các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được thực hiện đầy đủ. Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đã bắt đầu đi vào nền nếp, góp phần tạo sự chuyển biến trong các hoạt động của nhà trường. Các kỳ thi trong ngành được triển khai thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, phản ánh đúng chất lượng giáo dục, tạo được niềm tin trong ngành và trong xã hội.

Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới: Đã xây dựng được một số cơ chế, chính sách, giải pháp mới phục vụ sự phát triển của ngành; dân chủ, công khai trong trường học được mở rộng gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra đi vào nề nếp đã có tác dụng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường; tạo động lực mới cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường học, các cấp học, ngành học. Công tác xã hội hoá giáo dục đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Các lực lượng tham gia nhiều hoạt động giáo dục, khuyến học ở cơ sở để động viên con em học tập, rèn luyện. Nhiều tổ chức, cá nhân tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng trường học, hỗ trợ HS vượt khó học giỏi; việc huy động sự ủng hộ của nhân dân xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng hiệu quả.

Như vậy, mặc dù còn có những khó khăn chung trong cả nước và đặc điểm riêng của huyện nhà nhưng bức tranh giáo dục của huyện Nam Đàn sau những năm đổi mới đã có những bước chuyển mình đáng kể, cơ sở vật chất trường lớp, chất lượng giáo dục, đội ngũ cán bộ GV đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Yêu cầu đặt ra đối với các cấp quản lý như Đảng bộ, chính quyền, phòng GD & ĐT huyện Nam Đàn cũng như hiệu trưởng của các trường là phải có những bước đi phù hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát

triển của sự nghiệp giáo dục huyện nhà và phát huy truyền thống hiếu học trên mảnh đất này.

Kết quả điều tra của luận văn được tiến hành tại 3 trường THPT công lập tại huyện Nam Đàn gồm trường THPT Kim Liên, Trường THPT Nam Đàn 1, trường THPT Nam Đàn 2 nhằm tìm hiểu về thực trạng dạy học môn Tiếng Anh cũng như thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở đây. Phiếu điều tra được phát cho 3 hiệu trưởng, 7 hiệu phó, 3 tổ trưởng chuyên môn, 21GV và 120 HS để có được kết quả nghiên cứu về thực trạng dạy học và quản lý môn Tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 39)