8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Anh của GV
Để có kết quả khách quan và chính xác về hoạt động dạy học bộ môn Tiếng Anh, câu hỏi điều tra cũng được phát cho nhóm đối tượng là các cán bộ QL. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Ý kiến của cán bộ QL về mức độ thực hiện công tác giảng dạy môn Tiếng Anh của GV Tiếng Anh tại các trường THPT
công lập của huyện Nam Đàn
Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ % Ý kiến Tỉ lệ %
Dạy theo phương pháp truyền thống 2 20 5 50 3 30 Sử dụng nhiều phương pháp dạy học
mới tích cực 3 30 5 50 2 20
Sử dụng nhiều phương tiện hiện đại 3 30 7 70 0 0 Tổ chức rút kinh nghiệm hàng tuần 0 0 10 100 0 0
Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy mức độ thực hiện phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy liên quan của GV Tiếng Anh ở trường THPT huyện Nam Đàn đang thực hiện ở mức độ chưa được thường xuyên
lắm. Điều này thể hiện ở tỷ lệ % thấp của mức độ thường xuyên. Đặc biệt với việc tổ chức rút kinh nghiệm hàng tuần đối với GV là khó khả thi, bởi theo ý kiến của cán bộ QL thì một năm học mỗi GV chỉ thao giảng hai tiết dạy. Như vậy, sau mỗi tiết dạy mới tổ chức rút kinh nghiệm cho tiết dạy. Cũng theo các cán bộ QL thì thông thường nhà trường tổ chức họp tổ mỗi tháng 2 lần để thảo luận về công tác chung trong tổ. Tuy nhiên hàng tuần GV không thể gặp mặt để rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
Câu hỏi số 3 được phát cho 10 cán bộ QL để tìm thêm thông tin đánh giá về mức độ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của GV.
Bảng 2.3. Thực trạng HĐDH và các công tác chuyên môn liên quan của GV Tiếng Anh trường THPT tại Nam Đàn
TT Biện pháp Mức độ thực hiện các biện pháp Tốt Khá TB Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Soạn bài trước khi lên lớp 8 80 2 20 0 0 0 0 2 Thực hiện đúng nội dung
chương trình 9 90 1 10 0 0 0 0
3 Lên lớp theo kế hoạch,
không bỏ giờ, bỏ lớp 10 100 0 0 0 0 0 0 4 Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp, sử dụng PPDH mới 2 20 4 40 3 30 1 10 5 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học… 1 10 5 50 2 20 2 20
6 Dự giờ rút kinh nghiệm,
tham gia hội giảng 7 70 2 20 1 10 0 0
học tập của HS
8 Sinh hoạt tổ chuyên môn 9 90 1 10 0 0 0 0 9 Làm đồ dùng dạy học 1 10 2 20 5 50 2 20 10 Xây dựng ngân hàng đề 2 20 2 20 3 30 3 30 11 Bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn và PPDH 3 30 3 30 2 20 2 20
12 Nghiên cứu khoa học 1 10 1 10 3 30 5 50 Công tác chuyên môn là điểm trọng tâm mà mỗi người dạy cần thực hiện tốt trong công việc của mình. Theo đánh giá khách quan từ người quản lý thể hiện ở bảng số liệu cho thấy chỉ có 6 trên 12 nội dung được GV thực hiện ở mức độ tốt với tỉ lệ phần trăm khá cao. Điều này cho thấy việc thực hiện HĐDH và hoạt động chuyên môn liên quan của GV Tiếng Anh ở trường THPT tại Nam Đàn đang thực hiện chỉ ở mức trung bình khá. Đối lập với điều này, những nội dung còn lại chỉ được thực hiện ở mức khá, trung bình hoặc thậm chí là chưa tốt. Nói cách khác, mức độ thực hiện các nội dung chuyên môn không đồng đều nhau. Cụ thể: nội dung “Lên lớp theo kế hoạch, không bỏ giờ, bỏ lớp” được các GV thực hiện tốt nhất (tỷ lệ % = 100). Các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này nên đã thực hiện tốt. Đây là yêu cầu có tính pháp lệnh mà mỗi GV tham gia giảng dạy đều phải thực hiện. Còn cán bộ QL cũng phải biết giám sát mỗi GV thực hiện kế hoạch giảng dạy như thế nào để kịp thời bổ sung sửa chữa. Ở trường không có hiện tượng GV bỏ giờ, bỏ lớp. GV nào nghỉ dạy có lý do như đi họp, đi công tác hoặc bị ốm… đều được GV khác dạy thay. Các GV cố gắng không để trống giờ và dạy bù sau vì như vậy sẽ khiến HS phải học dồn ép, rất mệt mỏi và không hiệu quả.
Bên cạnh đó các nội dung khác như soạn bài, thực hiện đúng nội dung chương trình, dự giờ, sinh hoạt tổ, rút kinh nghiệm, kiểm tra đánh giá HS đều
được các GV thực hiện tốt. Qua khảo sát thực tế thì những nội dung này thường được giám sát chặt chẽ từ ban giám hiệu. Giáo án của GV thường được kiểm tra định kì, nhà trường cũng có quy định chung trong số tiết bắt buộc mỗi GV phải dự giờ trong một kì học, năm học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cũng được quy định rõ ràng theo định kì và được thực hiện nghiêm túc trong toàn trường. Việc thực hiện các bài kiểm tra và lên điểm kịp thời cho HS cũng được theo dõi theo lịch của nhà trường.
Qua những thông số trên phần nào cũng phản ánh được mức độ QL của ban giám hiệu nhà trường trong những nội dung này. Tuy nhiên, những nội dung mang tính tự giác và khó kiểm tra bằng văn bản thì người QL cũng gặp khó khăn hơn trong việc giám sát và bảng số liệu cũng cho thấy họ không đánh giá cao những nội dung này trong hoạt động giảng dạy và chuyên môn của GV. Nội dung: “Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học” còn được thực hiện chưa tốt. Việc ứng dụng CNTT vào các bài dạy chưa được thường xuyên mặc dù trên thực tế HS rất thích những tiết học ở phòng máy chiếu hoặc phòng học tiếng bởi vì các bài giảng thường sinh động, trực quan, tiết kiệm thời gian trên lớp, HS dễ hiểu bài. Song các GV thường ngại khi soạn các giáo án có ứng dụng CNTT bởi việc này mất nhiều thời gian, công sức hoặc trình độ CNTT của GV còn bị hạn chế. Do đó nếu có điều này chỉ được thực hiện trong các tiết thao giảng. Đặc biệt những người QL cho rằng việc áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp, sử dụng PPDH mới và công tác nghiên cứu khoa học chưa được các GV chú trọng và tập trung làm tốt. Thêm vào đó các nội dung như “xây dựng ngân hàng đề, làm đồ dùng dạy học” cũng bị đánh giá ở mức độ yếu. Làm đồ dùng dạy học chỉ được các GV thực hiện để phục vụ cho các tiết thao giảng. Nghiên cứu khoa học chưa được thực hiện tốt bởi hoạt động này không có tính chất bắt buộc đối với tất cả các GV. Chỉ GV
nào đăng ký danh hiệu thi đua từ chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên mới viết sáng kiến kinh nghiệm.
Rõ ràng những điều này làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình và chất lượng của HĐDH. Qua khảo sát cho thấy, bên cạnh những yếu tố chủ quan về ý thức nâng cao chất lượng giảng dạy từ phía người GV, còn có những yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến điều này như do số lượng HS trong một lớp đông (khoảng ≥ 40 HS), ngoài ra còn là do các GV chưa được tập huấn phương pháp dạy học mới, việc thực hiện chỉ lẻ tẻ ở một vài cá nhân (do tự tìm hiểu) đối với một vài đơn vị bài học. GV đã áp dụng phương pháp dạy Tiếng Anh mới, song chưa thật thành thạo, nhuần nhuyễn, còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn chú trọng dạy ngữ pháp, chưa có đủ thời lượng để rèn luyện kỹ năng nghe - nói trên lớp, nên phương pháp còn chưa phù hợp với nội dung, chương trình trong sách giáo khoa đổi mới. Do số lượng HS trong mỗi lớp đông, nên việc áp dụng phương pháp luyện nghe - nói theo cặp, nhóm còn gặp nhiều khó khăn, vì thường gây ồn ào ảnh hưởng tới các lớp kề bên đang có các giờ học khác. Diện tích lớp học nhỏ, nên việc tổ chức cho HS học theo nhóm ít, rất khó khăn trong những dịp tổ chức cho HS học tập theo phương pháp "Chơi mà học - học mà chơi" hoặc các hoạt động ngoại khóa để có thể tăng cường khả năng giao tiếp ngôn ngữ vừa được học.
Kết quả thu được từ câu hỏi số 4 thể hiện rõ hơn nhận định của các cán bộ QL về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ QL về những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của HĐDH ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn
Nội dung Số lượng %
1 Thái độ đối với Tiếng Anh 3/10 30
2 Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường 5/10 50
3 Kiến thức chuyên môn của GV 10/10 100
4 Năng lực sư phạm của GV 10/10 100
5 Tinh thần trách nhiệm đối với công việc của GV 10/10 100 6 Sự quan tâm, chia sẻ giữa GV và HS 6/10 60
7 Trình độ của HS 5/10 50
8 Số lượng HS trong lớp 2/10 20
9 Ý thức, tinh thần học tập của HS 4/10 40 10 Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện 4/10 40 11 Sự tác động của các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học 3/10 30
Bảng 2.4 cho thấy các nhà QL còn tập trung vào yếu tố người dạy nhằm nâng cao chất lượng của HĐDH khi 100% ý kiến đều đánh dấu vào 3 nội dung “Kiến thức chuyên môn của GV; Năng lực sư phạm của GV; Tinh thần trách nhiệm đối với công việc của GV”. Nhân tố người dạy tất nhiên là một phần trọng yếu trong quá trình dạy học nhưng nhân tố người học và môi trường học tập cũng có mối quan hệ mật thiết trong việc thành công của công tác giảng dạy. Tuy nhiên, yếu tố ít được đánh giá cao nhất là “Số lượng HS trong lớp”. Có thể các cán bộ QL chưa nắm được đặc thù của môn học Tiếng Anh bởi với số lượng HS đông thì việc áp dụng những phương pháp dạy học mang đường hướng giao tiếp sẽ khó khăn hơn nhiều. Có một điều đáng ngạc nhiên là họ lại không đánh giá cao sự ảnh hưởng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tới chất lượng dạy học (30%). Thực tế cho thấy biện pháp
QL có một sự tác động lớn đến công tác giảng dạy. QL hiệu quả và khoa học chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng của vấn đề dạy học. Điều này cũng cho thấy rằng các cán bộ QL ở trường còn chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và sự ảnh hưởng của công tác QL đối với chất lượng giảng dạy ở trường học.
Nhằm lấy thêm ý kiến của người trực tiếp làm công tác giảng dạy để tìm hiểu HĐDH ở các trường công lập tại huyện Nam Đàn, một số câu hỏi cũng được thiết kế để lấy thêm ý kiến từ 3 tổ trưởng và 21 GV giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường. Cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Nhận định của GV về thực trạng nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn
Nội dung chương trình Sách giáo khoa Tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp Đủ Thiếu Không có Đủ Thiếu Không có 12,5% 41,7% 45,8% 100% 0% 0% 0% 100% 0%
Bên cạnh yếu tố người dạy và người học, công cụ để thực hiện HĐDH cũng có tác động lớn đến kết quả học tập. Theo nhận định của GV ở bảng 2.5 thì sách giáo khoa có đủ cho GV giảng dạy. Thực tế ở 3 trường đều có thư viện trường phục vụ đủ các đầu sách cơ bản cho GV giảng dạy. Tuy nhiên về nội dung chương trình trong sách không phải đã thỏa mãn tất cả các GV khi 45,8% GV cho rằng nội dung còn chưa phù hợp với HS. Điều này cũng có thể là một phần khiến việc dạy học chưa thật sự hiệu quả. Thêm vào đó 100% GV cho rằng các tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học còn thiếu và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của HS. Qua trao đổi thực tế các GV cho rằng các tài liệu nhằm phục vụ cho thiết kế bài giảng hoặc các loại giáo trình nâng cao trình độ giao tiếp cho HS thì hoàn toàn không có trong thư viện nhà trường.
Điều này cũng là một yếu tố mà các nhà QL của nhà trường cần xem xét để tạo được môi trường dạy học thuận lợi cho người dạy và người học.
Để đánh giá mức độ thành công của công tác giảng dạy chất lượng học tập của HS cũng cần được tìm hiểu. Do đó câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho các GV, những người trực tiếp đánh giá năng lực học của HS để có câu trả lời xác đáng. Theo đánh giá của GV về chất lượng học tập của HS trong trường, chúng ta có kết quả như ở bảng sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của GV về kết quả học tập môn Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn
Đánh giá của GV Tỉ lệ
Tốt 12,5%
Khá 25%
Trung bình 33,3%
Yếu 29,2%
Qua đánh giá của GV thì có đến 62,5% ý kiến của GV đánh giá chất lượng học của HS chỉ ở mức trung bình và yếu. Rõ ràng chất lượng học tập không cao và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho mục đích học tập. Điều này không chỉ phản ánh mức học tập của HS mà còn thể hiện chất lượng của quá trình dạy học ở các trường THPT công lập tại huyện Nam Đàn.
Để có thêm các nhận định khách quan về thực trạng dạy học ở các trường này, phiếu câu hỏi cũng được phát cho các em HS tại 3 ngôi trường.
Câu hỏi đầu tiên được đưa ra nhằm thăm dò mức độ yêu thích của HS đối với bộ môn Tiếng Anh.
Bảng 2.7. Thái độ học tập của HS đối với môn Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn
Thái độ của HS Tỉ lệ
Rất thích 8,3%
Có thích 26,7%
Không thích lắm 44,2%
Không thích 20,8%
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy Tiếng Anh không phải là môn học ưa thích lắm đối với HS khi chỉ 8,3% trong số HS được phỏng vấn cho rằng họ rất thích, 26,7% cho rằng có thích. Ngược lại tỉ lệ tương đối cao HS (75%) thừa nhận rằng mình không thích hoặc không thích lắm môn học này. Đây cũng là điều đáng lưu tâm cho các GV khi con số thể hiện phần nào việc chưa thành công của họ trong việc thu hút, lôi cuốn HS đam mê môn học này trong công tác giảng dạy của mình.
Câu hỏi tiếp theo được đưa ra để tìm hiểu thêm ý kiến của HS về kĩ năng giao tiếp trong Tiếng Anh. Bảng 2.8 phía dưới giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kĩ năng được HS đánh giá cao ở môn học Tiếng Anh.
Bảng 2.8. Ý kiến của HS đối với các kĩ năng môn Tiếng Anh ở các trường THPT công lập tại Nam Đàn
Kĩ năng Tỉ lệ
Nghe 26,7%
Nói 40,8%
Đọc 18,3%
Thông tin ở bảng cho thấy rất nhiều HS được khảo sát cho rằng kĩ năng khó nhất với các em là kĩ năng nói (40,8%) và nghe (26,7%). Đây là hai kĩ năng cần thiết trong giao tiếp nhưng lại khiến cho các em HS cảm thấy khó khăn. Như vậy, có thể nói rằng HS đã chưa đạt được yêu cầu đặt ra cho chương trình học. Đây cũng là một điều đáng lưu tâm và cần nhiều sự chú ý quan tâm cũng như sự cải thiện chất lượng dạy và học từ phía các GV cũng như các nhà QL nhà trường.
Phản hồi của HS khi tham gia vào các hoạt động trong giờ học Tiếng Anh được thể hiện ở câu hỏi số 3 trong mẫu phiếu câu hỏi dành cho HS và