Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho

cho GV

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 60 năm ngành Giáo dục Việt Nam, nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược giáo dục là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV…”. Bất cứ một GV nào dù trình độ học vấn cao đến mấy, vốn hiểu biết sâu đến mấy mà không được bồi dưỡng thường xuyên thì vốn kiến thức đó cũng trở nên mai một, lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của nhân loại.

Các GV Tiếng Anh của nhà trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An hầu hết còn trẻ, lại được đào tạo từ các nguồn khác nhau do vậy việc bồi dưỡng kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV là một trong những công tác rất quan trọng, có ý nghĩa nâng cao chất lượng đội ngũ GV, bồi dưỡng nhằm bổ sung, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho GV nhằm mục đích đáp ứng tối đa cho yêu cầu, mục tiêu dạy học đã đề ra, khắc phục những hạn chế thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung phương pháp dạy học.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Bồi dưỡng cho GV phải thể hiện được chủ yếu những mặt cơ bản sau: + Có đạo đức nhà giáo: yêu nghề, thương yêu HS, công bằng, khách quan, có khả năng hòa đồng giúp đỡ các đồng nghiệp, có tinh thần cộng tác, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

+ Có tri thức: giỏi nghề (giỏi về kiến thức cũng như khả năng sư phạm), hiểu biết các lĩnh vực xã hội.

+ Có kỹ năng: có khả năng vận dụng thành thạo những tri thức chuyên môn vào hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học. Các kỹ năng đó là: Kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn HS hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, kỹ năng thực hành, kỹ năng soạn bài, kỹ năng ra đề, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học, kỹ năng nghiên cứu khoa học…

+ Có phương pháp khoa học: làm việc và tổ chức các hoạt động một cách khoa học.

Để bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho GV, theo tôi, nhà trường phải thực hiện những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, tăng vốn hiểu biết, làm giàu năng lực sư phạm cho bản thân.

- Nhà trường phải căn cứ vào yêu cầu về năng lực GV của nhà trường hiện nay: trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay, xã hội càng đi lên càng đòi hỏi các GV phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu tự bồi dưỡng và được bồi dưỡng. Đồng thời phải căn cứ vào trình độ hiện có của GV, căn cứ vào nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân mỗi GV, căn cứ vào tuổi tác cũng như điều kiện gia đình của họ… để xây dựng kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn) bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm cho khoa học. Căn cứ vào đó:

+ Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí cho GV đăng ký học tập hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo. Có những yêu cầu cụ thể về kết quả phải đạt sau khi tham dự các lớp học tập, bồi dưỡng đó để nâng cao tinh thần trách nhiệm việc học tập bồi dưỡng của GV.

+ Nhà trường mời các các giảng viên ở các trường đến bồi dưỡng cho các GV về lĩnh vực phương pháp dạy học để họ tư vấn cho các GV về các kỹ năng dạy học, soạn bài... hoặc bồi dưỡng về chuyên môn.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV tại tổ những nội dung mà tổ có thể đảm nhiệm được. Ví dụ: bồi dưỡng quy trình xây dựng một giáo án có ứng dụng CNTT, cách thiết kế bài giảng trên Power Point; Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng khai thác mạng… (giao cho bộ môn Tin phụ trách); Bồi dưỡng cách khởi động (warm up) lớp học bằng một số trò chơi ngôn ngữ; Bồi dưỡng kỹ năng ra đề (bộ môn Tiếng Anh thực hiện).

- Khuyến khích các GV tự học, tự bồi dưỡng qua mạng và qua các phương tiện khác.

- Nhà trường hỗ trợ kinh phí để bộ môn mua các tài liệu giảng dạy và các tài liệu tham khảo để các GV tự học, tự nghiên cứu trước.

- Theo dõi quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV thông qua kế hoạch bồi dưỡng của cá nhân.

- Nhà trường có cơ chế khen thưởng rõ ràng, thích đáng những người có thành tích trong học tập và nghiên cứu chuyên môn nhằm khuyến khích GV Tiếng Anh cũng như các GV khác tích cực tham gia các lớp học nâng cao, các lớp học bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông công lập huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w