8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng
3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý hoạt động dạy học. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn đã khẳng định không có kiểm tra, không có đánh giá thì coi như không có quản lý. Kiểm tra, đánh giá có nhiều ý nghĩa đối với người học, người dạy cũng như người quản lý.
Việc quản lý chặt chẽ quy chế chuyên môn, xây dựng nề nếp dạy học là việc làm cần thiết, tạo nền tảng vững chắc trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương, tạo môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ, tự giác, tích cực và cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy cần thiết phải đẩy mạnh việc kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học của các GV hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để tổ chức việc thực hiện tốt các công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của GV, trước hết hiệu trưởng phải có những biện pháp để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV cũng như triển khai đánh giá kết quả họ làm được. Việc thực hiện kiểm tra kết quả dạy của GV thể hiện những nội dung cụ thể sau đây:
- Theo dõi và kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, sổ sách chuyên môn của GV, đặc biệt là giáo án và sổ ghi điểm; quy định cách sử dụng cách ghi chép các loại sổ sách chuyên môn để GV dễ thực hiện cũng như tiện cho người kiểm tra;
- Quản lý ngày công, giờ công theo thời khóa biểu đã phân công
- Giám sát việc thực hiện thời khóa biểu và thời gian ra vào lớp của GV; - Quản lý việc tham gia sinh hoạt tổ chức chuyên môn
- Theo dõi tiến độ việc thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Quản lý việc ra đề thi, kiểm tra; coi thi; chấm bài; lên điểm; quản lý điểm của GV
- Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ dạy; việc thực hiện tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để hoàn thiện nâng cao chuyên môn.
Đồng thời, qua kết quả học tập của HS, người QL cũng nắm bắt được mức độ thực hiện nhiệm vụ của GV. Với các nhà quản lý, kết quả học tập của HS sẽ giúp họ hiểu hơn về chất lượng dạy và học, từ đó có những cải tiến về cách thức tổ chức dạy học, trang bị cơ sở vật chất phù hợp,… Kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học và cũng là một hoạt động quản lý quan trọng của trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An.
Biện pháp quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS nhằm nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng tính hiệu quả của công tác kiểm tra; đánh giá; đồng thời phát hiện những sai
lệch trong hoạt động dạy học để tạo ra các quyết định quản lý hiệu quả, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đã đề ra. Đưa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trở thành nề nếp và là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động quản lý.