8. Cấu trúc luận văn
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để nâng cao chất lượng dạy học có nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường THPT công lập Nam Đàn - Nghệ An, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nêu trên. Các biện pháp đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất. Biện pháp này là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp còn lại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.
Hoạt động chuyên môn của nhà trường có mạnh hay không chính là ở đội ngũ GV vì họ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Do vậy cần thiết phải
có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, yêu người, yêu nghề đáp ứng với yêu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội. Họ cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ, phát huy khả năng sư phạm và đổi mới phương pháp. Hơn nữa, đội ngũ GV giỏi nghề, chuyên nghiệp thì mới thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ việc dạy học là điều kiện cần trong giảng dạy, GV phải biết sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học đó và áp dụng CNTT vào giảng dạy một cách phù hợp mới hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Có thể nói, các biện pháp quản lý trên có mối tương quan chặt chẽ, vì thế khi vận dụng cần linh hoạt, mềm dẻo và đồng bộ mới nâng cao được hiệu quả quản lý.