Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 với tám chi nhánh và phòng giao dịch, một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng hai văn phòng đại diện tại Cần Thơ và Bình Dương, ANZ cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thểđáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng – từ các sản phẩm Tài chính cá nhân tới các giải pháp Tài chính doanh nghiệp tiên tiến.
ANZ là ngân hàng Úc hàng đầu tại Châu Á, đã hoạt động và phục vụ cộng đồng tại khu vực này trong hơn 35 năm qua. Tại Việt Nam, ANZ đã hoạt động hơn 20 năm.
Với mạng lưới toàn cầu của ANZ, khách hàng có thể tiếp cận với các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực cụ thể như: đánh giá rủi ro, dịch vụ tài chính và các giải pháp về vốn lưu động. Trang Web của ANZ ở Việt Nam, Tổng đài miễn phí 24/7, hệ thống ATM và dịch vụ ngân hàng tận nơi được thiết kế thuận tiện cho người sử dụng nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng hữu ích nhất.
Giải thưởng
- Năm 2007: “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất năm 2007” do tạp chí Sài Gòn Tiếp Thị bầu chọn.
- Năm 2009: "Tổ chức phát hành trái phiếu VND của năm" do Euroweek Asia trao tặng; "Saigon Times Top 40- Giá trị xanh" cho hoạt động tích cực bảo vệ
môi trường; "Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam" do Tạp chí The Asian Banker trao tặng năm 2008 & 2009.
- Năm 2010: Giải "Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực Châu Á năm 2010" do The Asian Banker trao tặng; "Giao dịch Tốt nhất của Năm tại Việt Nam" do The Asset Triple A Country Award trao tặng; Giải "Dịch vụ thương mại hàng đầu năm 2009 & 2010" do Bộ Công Thương trao tặng; "Ngân hàng
định hướng khách hàng tốt nhất" của Thời báo Kinh tế Việt Nam trong 9 năm liên tiếp kểtừ 2002 đến 2010.
- Năm 2011: "Ngân hàng Thương mại Quốc tế tốt nhất tại Việt Nam" do tạp chí The Trade Finance trao tặng.
- Năm 2012: "Vị trí số một trên thị trường thu nhập cốđịnh Việt Nam": Tín dụng tốt nhất, Dịch vụ tín dụng tốt nhất, Nghiên cứu và phân tích thị trường tốt nhất, kinh doanh tín dụng tốt nhất, tín dụng phái sinh tốt nhất, lãi suất tốt nhất, nghiên cứu lãi suất tốt nhất, sản phẩm lãi suất tốt nhất, lãi suất phái sinh tốt nhất trong khảo sát của Asiamoney năm 2012; "Ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ
ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam" ở 3 hạng mục: Dịch vụ và sản phẩm ngoại hối, dịch vụ ngoại hối tổng hợp, lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường theo kết quả khảo sát dành cho doanh nghiệp năm 2012 do tạp chí Asiamoney tổ chức; "Ngân hàng Thương mại Quốc tế tốt nhất tại Việt Nam" do tạp chí The Trade Finance trao tặng.
- Năm 2013: "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam" trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2013 của tạp chí Asian Banker; "Dẫn đầu về kích hoạt thẻ" trong chuỗi giải thưởng The Visa Vietnam Bank Awards 2013.
2.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng ANZ Việt Nam
Ngân hàng ANZ là ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ngân hàng chỉ mở hai chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, do số lượng khách hàng ngày càng tăng, nhằm đem đến sựtiện lợi cho khách hàng, ngân hàng đã mởthêm một số phòng giao dịch, văn phòng đại diện và liên kết với một số ngân hàng thương mại (NHTM) khác của Việt Nam.
Ngân hàng ANZ Việt Nam có chức năng và nhiệm vụchính như sau: - Huy động vốn
- Cho vay, đầu tư
- Thanh toán và tài trợthương mại
- Ngân quỹ
- Thẻvà ngân hàng điện tử
- Những hoạt động khác như: Bảo hiểm, tư vấn đầu tư tài chính, cho thuê tài chính, …
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng ANZ Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở ba lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực - Phát triển công nghệ
- Phát triển kênh phân phối
2.1.3 Mô hình tổchức của ngân hàng ANZ Việt Nam
Sơđồ2.1: Mô hình tổchức ngân hàng ANZ Việt Nam
Nguồn: Phòng Nhân sựngân hàng ANZ Việt Nam
Với tổng sốlượng nhân viên là 550 người, mô hình tổchức của ngân hàng ANZ Việt Nam khá đơn giản, bao gồm: Ban giám đốc và các phòng ban, bộphận chức năng khác. Ban giám đốc Ngân quỹ Huy động vốn Bảo lãnh Cho vay, đầu tư Khác Thanh toán và tài trợ thương mại Thẻvà ngân hàng điện tử
Đứng đầu là Ban giám đốc
- Tổng giám đốc: là đại diện của ngân hàng ANZ tại Việt Nam, người sẽ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động toàn bộngân hàng. Sau khi đọc báo cáo do cấp dưới gửi lên, tổng giám đốc cần cân nhắc kỹ lưỡng về những kết quả đạt được từ đó tìm cách phát huy, khắc phục khó khăn, đồng thời đề ra những chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn áp dụng tại thịtrường Việt Nam.
- Giám đốc: mỗi người chịu trách nhiệm quản lý bao quát toàn bộ các hoạt động của từng chi nhánh và phòng giao dịch. Hàng quý, giám đốc sẽ viết báo cáo trình lên tổng giám đốc về tình hình hoạt động của phòng giao dịch, những điều làm được và chưa làm được để từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm đem lại kết quảtốt hơn.
Các phòng ban, bộ phận khác: sẽ đảm nhận chức năng riêng có của mình nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, đồng thời cũng đảm bảo chất lượng phục vụkhách hàng một cách tốt nhất.
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức kinh tế và dân cư; Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... ; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
- Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các
định chế tài chính trong nước và quốc tế; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ
trong nước và quốc tế.
- Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
- Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; Thanh
toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; Chi trả Kiều hối…
- Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); Mua, bán các chứng từ
có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…); Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... ; Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
- Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
- Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
2.1.4 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ANZ Việt Nam từnăm 2011 đến năm 2013
Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2013 đạt 63,124 tỷ đồng, tăng 9,806 tỷso với thời điểm 31/12/2011, tương đương 18.39%, mặc dù có giảm đôi chút so với thời điểm cuối năm 2012. Động lực chính đem lại tăng trưởng tổng tài sản đến từnguồn vốn huy
động từ nền kinh tế, đóng góp 70% - 80% trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng ANZ Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù cạnh tranh trong thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt, ngân hàng vẫn duy trì được mức tăng trưởng huy động vốn bình quân khoảng 2%/năm.
Tăng trưởng huy động vốn tạo điều kiện cho ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 2011 - 2013 đạt xấp xỉ 6%/năm, đưa tổng dư nợcho vay tăng từ30,388 tỷtại thời điểm cuối năm 2011 lên 34,175 tỷtại thời
điểm cuối năm 2013.
Tổng thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 2,163 tỷ năm 2011 lên 2,405 tỷ trong năm 2013, tăng bình quân 5.5%/năm.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ trong ba năm 2011 - 2013 luôn được ngân hàng duy trì ở mức dưới 3%, thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong nước khác. Kết quảnày có được là nhờ những chính sách và hành động đúng đắn của ngân hàng ANZ Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu được duy trì ở
mức tương đối cao so với trung bình của ngành ngân hàng là kết quả nỗ lực sử dụng một cách có hiệu quảnguồn vốn của ngân hàng.
Tóm lược một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2011 - 2013 được nêu tại Phụlục của Báo cáo này.
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM
Dùng ma trận Swot đểphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẻcủa ngân hàng, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và thách thức đối với dịch vụthẻcũng như phân tích xu hướng tác động của các yếu tốnày. Từ đó làm cơ sở đề ra giải pháp phát triển nghiệp vụthẻcủa ngân hàng ANZ Việt Nam.
Điểm mạnh
- Thuận lợi lớn nhất mà ngân hàng ANZ Việt Nam có được đó là nhờ uy tín trong kinh doanh và trong cạnh tranh của ngân hàng ANZ đã tạo được sau hơn 20 năm hoạt
động trên thị trường Việt Nam. Uy tín và kinh nghiệm của ngân hàng ANZ sẽlà một chỗdựa đáng tin cậy cho các khách hàng cũng như các Tổchức thẻquốc tếtrong việc trao đổi, thiết lập mối quan hệ.
- Hệ thống mạng lưới rộng khắp thế giới với 28 quốc gia tại khu vực châu Á không chỉ liên kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế mở, mà còn tận dụng những kinh nghiệm quý báu từ kinh doanh thẻ trên thế giới - nơi thẻ đã có một quá trình phát triển lâu dài đểnâng cao trình độcho đội ngũ nhân viên.
- Ngân hàng ANZ Việt Nam luôn chú trọng việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, trong đó trang bị cho phát hành và thanh toán thẻ được ưu tiên hàng đầu. Ngân hàng ANZ Việt Nam cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ởViệt Nam đưa vào
hệ thống ngân hàng bán lẻ phục vụ thanh toán giao dịch nói chung và thanh toán thẻ
nói riêng.
- Thuận lợi vềyếu tốcon người
Sự am hiểu thị trường trong nước cũng là một lợi thế, giúp ngân hàng đưa ra các giải pháp tài chính tổng thể mang tính cá nhân hóa cao tùy theo kỳ vọng lợi nhuận & khẩu vị rủi ro của từng khách hàng. Nhân viên ANZ là những người năng động, nhiệt tình, vững về nghiệp vụ và đúng đắn về đạo đức, phẩm chất trong công việc. Đây là một tài sản quý của ngân hàng ANZ Việt Nam. Sựsáng tạo, khiêm tốn học hỏi tham gia mọi lĩnh vực kinh doanh dù là mới mẻ cùng với sự tận tình, chu đáo với khách hàng, tận tụy với công việc sẽ đem đến sựthành công cho bất cứcông việc nào.
Thêm vào đó, ngân hàng ANZ thường xuyên đầu tư, tổchức các khóa học đào tạo, các buổi tọa đàm hướng dẫn cho cán bộ cũng như khách hàng nhằm nâng cao nghiệp vụcũng như kỹnăng trong giao dịch thẻ.
Điểm yếu
- Mặc dù mạng lưới rộng khắp khu vực và trên thếgiới nhưng tại thị trường Việt Nam, sốchi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng ANZ còn rất hạn chế. Ngân hàng mới chỉ có tám chi nhánh và phòng giao dịch. Sốlượng đã ít như vậy nhưng lại chỉ tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn. Điều này gây không ít khó khăn cho khách hàng mỗi khi giao dịch và thanh toán thẻ. Họsẽmất nhiều thời gian để tìm phòng giao dịch và chờ đợi, đặc biệt là vào những giờcao điểm.
- Sản phẩm thẻ tín dụng chưa đa dạng. Hiện nay, ngân hàng ANZ phát hành 4 loại thẻ tín dụng chính, bao gồm: Visa Chuẩn, Visa Vàng, Visa Platinum và ANZ Signature Priority Banking Visa Platinum. Nhưng tất cả những thẻ tín dụng trên, ngân hàng ANZ đều liên kết với Tổchức thẻ quốc tếVisa. Mặc dù Visa là thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng nếu ngân hàng chỉ hợp tác với duy nhất Tổ chức thẻVisa thì vô hình chung sẽlàm giảm đi sựlựa chọn của khách hàng.
- Mức độ phức tạp trong quy trình phát hành và thanh toán thẻ. Ngân hàng ANZ là ngân hàng nước ngoài nên cũng dễhiểu khi những điều kiện phát hành thẻ mà ngân hàng này đưa ra cao hơn hẳn so với các ngân hàng trong nước.
Nhưng đôi khi quá cứng nhắc trong một khuôn khổ nào đó lại dẫn tới việc không thu hút được khách hàng, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Cơ hội
- Vềmôi trường kinh doanh trong lĩnh vực thẻ
Ngân hàng ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam tham gia thị trường thẻ. Với chỉ khoảng 4 triệu người sửdụng thẻngân hàng trên tổng dân số 84 triệu người, điều này cho thấy tiềm năng to lớn trong sự phát triển của thị trường thẻtại Việt Nam. Nếu nhưđối với các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, … - khi mà sựphát triển của nền kinh tế đã trở nên bão hòa thì tỷlệtăng trưởng trong lĩnh vực thẻ
nói chung và thẻtín dụng nói riêng thường không cao. Trái ngược lại, Việt Nam là thị
trường dân sốtrẻ, chủyếu người dân nằm trong độ tuổi lao động. Sốngười sửdụng thẻ
tín dụng hiện nay còn thấp nhưng hứa hẹn trong tương lai sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
- Vềtình hình chính trị - xã hội
Việt Nam là nước có tình hình chính trịkhá ổn định. Đây là môi trường tốt đảm bảo cho thị trường thẻphát triển dễdàng hơn.Đặc biệt kểtừkhi Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO, những rào cản về chính trị, quốc gia như trước kia không còn nữa. Các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc mở rộng thị phần, phát triển thịtrường ra thếgiới.
- Vềmôi trường công nghệ
Ngày nay, với sựphát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ số, từ