1.2.3.1 Cơ sởpháp lý
Cũng giống như phát hành thẻ, việc thanh toán thẻcũng phải dựa trên pháp luật, quy chếvềthẻcủa nước sở tại, của ngân hàng phát hành và Tổchức thẻquốc tế.
1.2.3.2 Quy trình thanh toán
Hình 1.1. Sơđồ quy trình thanh toán thẻtín dụng
Nguồn: Giáo trình Tín dụng ngân hàng
(1) Chủthẻyêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụhoặc rút tiền mặt bằng thẻ. (2) CSCNT cung cấp hàng hoá, dịch vụcho khách hàng.
(3) Gửi hoá đơn thanh toán thẻcho ngân hàng thanh toán. (4) Ghi có vào tài khoản của CSCNT hoặc ngân hàng đại lý. (5) Gửi dữliệu thanh toán tới Tổchức thẻquốc tế.
(6) Ghi có cho ngân hàng thanh toán. (7) Báo nợcho ngân hàng phát hành.
Chủ thẻ Ngân hàng thanh toán CSCNT hoặc ngân hàng đại lý Ngân hàng phát hành Tổchức thẻquốc tế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(8) Thanh toán nợcho tổchức thẻquốc tế. (9) Gửi sao kê cho chủthẻ.
(10) Thanh toán nợcho ngân hàng phát hành.
Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.
Khi nhận được thẻtừkhách hàng, ngân hàng đại lý hoặc CSCNT phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Logo, biểu tượng của thẻ tín dụng quốc tế, băng chữ ký, ký hiệu
đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tốin nổi trên thẻ…
Sau khi kiểm tra tính hợp lệcủa thẻ, CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt phải hoàn thành hoá đơn, đề ngày giao dịch, số tiền giao dịch, số cấp phép (nếu có), tên và số
hiệu CSCNT, loại hàng hoá, dịch vụcung ứng.
Tiếp đó, CSCNT sẽ phải yêu cầu khách hàng ký vào hoá đơn (chữ ký trên hoá
đơn phải khớpđúng với chữký ởbăng sau của thẻ).
Hoá đơn thanh toán thẻ gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 2 liên còn lại CSCNT giữ.
Trong trường hợp CSCNT và chủ thẻ thoả thuận huỷ bỏ một phần hay toàn bộ
giao dịch đã thực hiện, CSCNT không được hoàn lại cho chủthẻbằng tiền mặt mà phải thực hiện giao dịch hoàn trả. Đối với CSCNT có trang bị máy EDC (Electronic Draft Capture – Máy thanh toán tự động) thì có thể điều chỉnh hay huỷ bỏ toàn bộgiao dịch trước khi truyền dữliệu.
CSCNT phải liên hệngay với ngân hàng để xin cấp phép khi:
- Sốtiền giao dịch bằng hoặc lớn hơn hạn mức thanh toán. - Có nghi ngờ thẻgiảhay chủthẻcó vấn đề.
Chỉsau khi được ngân hàng phát hành hoặc Tổchức thẻQuốc tếchuẩn chi giao dịch bằng cách cung cấp số cấp phép thì CSCNT mới được thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụcho khách hàng.
Bước 2: CSCNT giao dịch với ngân hàng.
Ở đây có sự phân biệt giữa CSCNT có sử dụng máy EDC (Electronic Draft Capture ) và CSCNT không sửdụng máy này.
Đối với CSCNT có trang bị EDC: Việc đọc các dữliệu trên thẻvà in ra hoá đơn thanh toán thẻ sẽ do máy thực hiện kể cả việc xin cấp phép. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ của máy. Hàng ngày, CSCNT truyền dữ liệu thanh toán về
ngân hàng thanh toán. Còn hoá đơn thanh toán EDC sẽ được tập hợp và chuyển cho ngân hàng thanh toán mỗi tuần.
Đối với CSCNT không trang bịmáy EDC: Việc đối chiếu danh sách thẻcấm lưu hành, xin cấp phép đều do CSCNT thực hiện sau đó sẽ dùng máy cà tay để in ra hoá
đơn thanh toán. Hàng ngày, CSCNT sẽ tổng hợp toàn bộ hoá đơn phát sinh, lập bảng kê hoá đơn, giữ lại một liên lưu còn một liên gửi đến ngân hàng thanh toán cùng bảng kê sau không quá 05 ngày kểtừngày giao dịch.
Bước 3: Ngân hàng thanh toán cho CSCNT.
Căn cứvào dữliệu EDC hoặc hoá đơn thẻnhận được, ngân hàng thanh toán tiến hành tạm ứng tiền cho CSCNT trên cơ sở tổng giá trị giao dịch sau khi đã trừ đi một khoản phí mà CSCNT phải thanh toán theo tỷ lệ đã quy định trên hợp đồng đại lý ký giữa ngân hàng và CSCNT.
Bước 4: Thanh toán với Tổchức thẻquốc tếvà các thành viên khác.
Cuối mỗi ngày, ngân hàng tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế và nhận dữ liệu thanh toán từTổchức thẻquốc tế truyền về. Dữliệu này bao gồm tất cảnhững khoản mà Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trảcho Tổchức thẻ quốc tế, những giao dịch bịtra soát...
Ngân hàng tiến hành thanh toán và cập nhật dữ liệu thanh toán vào hệ thống quản lý thẻ. Ngoài ra, các ngân hàng phải thanh toán các chi phí theo luật định của các Tổchức thẻquốc tếphát sinh trong quá trình hoạt động.
Thanh toán với chủ thẻ
Ngân hàng phát hành cập nhật thông tin về các giao dịch chi tiêu của chủ thẻ
phát sinh hàng ngày. Những thông tin này được gửi từ ngân hàng thanh toán, CSCNT, hoặc các ngân hàng liên minh, Tổ chức thẻ quốc tế. Thông tin này bao gồm: Số thẻ, số
tiền giao dịch, ngày giao dịch, số cấp phép, ký hiệu ngoại tệ, tên CSCNT, …
Đến ngày sao kê hàng tháng, ngân hàng phát hành tiến hành đối chiếu số liệu các giao dịch phát sinh trong kỳ với các tài khoản thẻ của chủ thẻ. Sau đó, ngân hàng gửi sao kê chi tiết cho chủ thẻ, yêu cầu thanh toán nợ. Sao kê chi tiết bao gồm các nội dung chính sau:
- Số dư nợ kỳ trước
- Các giao dịch mới phát sinh - Phí ứng tiền mặt
- Lãi phải trả tính trên giá trị phát sinh kỳ trước - Số tiền chủ thẻ nợ trong kỳ
- Số tiền thanh toán tối thiểu - Các khoản phí
- Số dư nợ còn lại - Ngày đến hạn - Các thông tin khác
Tra soát và bồi hoàn
Bước này chỉ phát sinh trong quá trình thanh toán khi mà nhà phát hành hoặc chủ thẻ không chấp nhận thanh toán giao dịch và thực hiện khiếu nại hoặc đòi bồi hoàn. Việc nhà phát hành thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu của chủthẻ(giao dịch chưa được cung ứng, số tiền giao dịch không đúng…) hoặc vì một lý do nào đó (CSCNT không xin cấp phép, thẻ nằm trong danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra soát và đòi bồi hoàn.
Khi đó, ngân hàng phát hành yêu cầu Tổchức thẻquốc tếghi nợ cho ngân hàng thanh toán và gửi các thông tin liên quan cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán dựa vào các thông tin này đểtiến hành tra soát đối với CSCNT.
Trong khi tra soát, nếu lỗi thuộc vềCSCNT thì ngân hàng thanh toán (NHTT) sẽ đòi tiền từ CSCNT hoặc sẽchấp nhận trả tiền nếu lỗi do NHTT, hoặc sẽtái xuất trình lại giao dịch cho NHPH khi có chứng cớ chứng minh giao dịch đòi bòi hoàn của NHPH là không có căn cứ.
Nhận được tái xuất trình từ NHTT, NHPH có thể chấp nhận hoặc tiếp tục đòi bồi hoàn lần hai. Nếu vẫn tiếp tục không giải quyết được thì có thể đưa ra trọng tài để
xửlý.
1.3 RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺTÍN DỤNG1.3.1 Các loại rủi ro thường gặp