- Tăng cường kiếm soát chi phí kinh doanh như kiểm soát giá cả yếu tố đầu vào, thường xuyên rà soát lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, cắt giảm các chi phí không cần thiết như :
Chi phí mua điện: Giảm tổn thất điện năng và kiểm soát đồ thị phụ tải giúp cho
công ty giảm được lượng điện mua và giá mua.
Chi phí tài chính: Tận dụng trả chậm các nhà cung ứng, tạm ứng của khách hàng, tận dụng các nguồn vốn vay lãi suất thấp để giảm chi phí tài chính.
Chi phí hoạt động: Loại bỏ các hoạt động không quan trọng như xe đưa rước công nhân viên, vận chuyển hàng hóa thông thường, phát quang, ghi chữ công tơ điện, bảo vệ cơ quan…
Chi phí quản lý: Sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, nhưng chất lượng.
Đặt ra các mục tiêu cụ thể : chỉ tiêu tổn thất điện năng giảm 0,3 – 0,5%/ năm,
tiết kiệm chi phí quản lý 8 – 10%/năm, giảm tồn kho xuống mức dưới 10 tỷ đồng, đảm bảo tỷ lệ thu hồi nợ khó đòi trên 95%, không có vật tư tồn kho ứ đọng không có nhu cầu sử dụng,…
- Kiểm soát và đánh giá nghiêm túc các khoản đầu tư, nhất là các khoản đầu tư trái
ngành nghề kinh doanh chính. Công ty cần có kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu hụt nguồn tài trợ.
- Định kỳ 5 năm, Công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh vì thông qua đó có
thể thấy được mục tiêu hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ là căn cứ quan trọng để Công ty xây dựng các biện pháp về phát triển sản phẩm, thị trường tiêu thụ, đầu tư xây dựng cơ bản và huy động vốn hợp lý.
- Quan tâm đến việc tổ chức đánh giá, phân tích hoạt động của Công ty, trong đó
tập trung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để nhận diện những yếu kém cần khắc phục và đồng thời phát huy thế mạnh của mình.
- Nâng cao năng suất lao động thông qua đầu tư đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho
người lao động, tăng cường ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.