Nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL)

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 85)

Như đã phân tích ở trên, khi Công ty càng tăng việc sử dụng nợ vay năm 2013 thì càng làm cho thu nhập của chủ sở hữu tăng lên. Tuy nhiên, chúng ta chỉ biết tăng hoặc giảm nhưng không biết là tăng giảm bao nhiêu, chúng ta cũng không biết khi EBIT giảm đi một đồng thì thu nhập của chủ sở hữu sẽ giảm đi bao nhiêu đồng. Để biết được thu nhập của chủ sở hữu tăng (giảm ) đi bao nhiêu ta xem xét độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (DFL).

Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chi phí tài chính cố định như: lãi vay, lợi tức cổ phần ưu đãi, thuê mua tài chính nhằm khuếch đại lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập của mỗi cổ phần (EPS).

Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) của một doanh nghiệp được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần do phần trăm thay đổi cho sẵn trong EBIT.

Độ nghiêng của đòn bẩy tài chính được tính như sau:

Bảng 2.15 Phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 CHỈ TIÊU Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ± % ± % 1.EBIT Trđ 105.023 145.841 106.976 40.818 38,87 (38.865) (26,65)

2. Lãi vay (I) Trđ 15.245 8.425 9.431 (6.820) (44,74) 1.006 11,94

3. DFL

=(1)/((1)-(2)) lần 1,17 1,06 1,10 (0,108) (9,27) 0,035 3,33

Qua bảng 2.15, ta thấy DFL giảm dần qua các năm 2011, 2012 và 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nên lãi vay năm 2011 tăng cao (lên đến 17%/năm). Mặt khác, năm 2011 Công ty còn trả lãi vay khoản nợ vay lại từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (khoản vay để mua lại lưới điện 110kv từ Công ty truyền tải điện 3, vay 352 tỷ từ năm 2008 đến năm 2011), sang năm 2012 và 2013 Công ty không còn trả lãi cho khoản nợ vay này. Chính vì các lý do trên mà lãi vay năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2012 và năm 2013, dẫn đến DFL năm 2011 cao nhiều so với hai năm còn lại.

Năm 2011, DFL=1,17 cho thấy khi EBIT thay đổi 1% thì EPS thay đổi 1,17 % . Tương tự năm 2012 và 2013 DFL lần lượt là 1,06 và 1,10 cho thấy khi EBIT thay đổi 1% thì EPS năm 2012 và năm 2013 lần lượt thay đổi là 1,06% và 1,1%.

Xét năm 2013, giả sử EBIT giảm 40% thì EPS giảm 40% x 1,1 = 44 %. Dẫn đến EPS năm 2013 = 1.453 x (1-44 %) = 814 đồng/cổ phiếu. Nhưng khi EBIT tăng lên 30% thì EPS tăng 30 % x 1,1 = 33 %. Dẫn đến EPS trong trường hợp này sẽ = 1.453 x (1+33 %) = 1932 đồng/cổ phiếu.

Nhìn chung qua 3 năm 2011-2013, độ nghiêng đòn bẩy tài chính tương đối ổn định chỉ dao động từ 1 đến 1,2 lần mặc dù lợi nhuận năm 2012 cao hơn nhiều so với năm 2011 và năm 2013. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay năm 2012 là thấp nhất so với hai năm còn lại nên vô hình chung làm cho đòn bẩy tài chính của năm 2012 không có sự khác biệt nhiều so với năm 2011 và năm 2013.

Như vậy, đòn bẩy tài chính cũng thể hiện sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận,

chấp nhận mức rủi ro cao để có thể gia tăng lợi nhuận nhanh hay chọn mức rủi ro thấp cho an toàn.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 85)