Theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế và ngân hàng Thế giới, năm 2014, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khả quan hơn năm 2013 đối với cả nhóm các nước phát triển và đang phát triển. Dự báo khu vực Châu Âu thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng 0,9%, Mỹ 2,7% và Nhật Bản 1,2%. Với dự báo này thì các chỉ số giá trên thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ tăng như một tất yếu nếu không có những sự cố bất thường. Vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 sẽ khả quan hơn. Chỉ số VN –index dự đoán năm 2014 tăng 17%-20% so với năm 2013.
Năm 2014, dự báo nền kinh tế trong nước và của Tỉnh có khả năng phục hồi và phát triển. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch dự kiến tăng mạnh trong năm, bên cạnh đó các phụ tải lớn như Nhà máy đóng tàu Huyndai – VinaShin và Công ty CP dệt may Nha Trang có mức sử dụng điện tăng sẽ góp phần tăng sản lượng điện thương phẩm và giá bán điện bình quân của Công ty. Mặt khác lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của Công ty.
Từ những nhận định trên, năm 2014 các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chia cổ tức và giá cổ phiếu KHP được dự đoán như sau:
Doanh thu năm 2014 tăng 9,3% so với năm 2013
Lợi nhuận năm 2014 tăng 10% so với năm 2013
Tỷ lệ chia cổ tức năm 2014 là 11%
Giá cổ phiếu KHP năm 2014 là 16.800đ/CP
Lãi vay năm 2014 là 10 tỷ, tăng 6% so với năm 2013
Công ty tăng vốn 279,014 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng,sửa chữa lớn
bao gồm đầu tư xây dựng dự án lưới điện 110KV: 75,598 tỷ đồng; dự án lưới điện dưới 35KV :127,2 tỷ đồng; dự án đầu tư nhà làm việc các Điện lực : 10,5 tỷ đồng ; dự án xây dựng Trung tâm nhà điều hành Điện lực và kinh doanh : 30 tỷ đồng; mua sắm mới TSCĐ :9 tỷ đồng; sửa chữa lớn lưới điện 110KV : 12,568 tỷ đồng và sửa chữa lớn lưới điện dưới 35 KV: 14,148 tỷ đồng.
Giả sử chi phí sử dụng nợ vay không đổi khi tăng tỷ lệ nợ vay Khi đó cấu trúc vốn tối ưu của Công ty sẽ thay đổi như sau:
Bảng 3.7 Kết quả chạy solver tính cấu trúc vốn tối ưu năm 2014
Bảng 3.8 Bảng tính tăng giảm trong nguồn vốn năm 2013 và năm 2014
ĐVT : Trđ NGUỒN VỐN Cấu trúc vốn năm 2013 Cấu trúc vốn 2014 Chênh lệch I. Vay và nợ ngắn hạn 52.005 52.005 0
II.Nợ dài hạn không phát sinh lãi 92.257 92.257
III. Vay dài hạn phát sinh lãi 297.862 448.524 150.661
IV.Vốn đầu tư chủ sỡ hữu 261.133 389.485 128.353
V.Lợi nhuận chưa phân phối 67.974 67.974 0
VI.Các khoản phải trả, phải nộp 326.166 326.166 0
VII.Các quỹ 62.785 62.785 0
TỔNG NGUỒN VỐN 1.160.182 1.439.196 279.014
Qua bảng 3.7 và 3.8 cho thấy với những điều kiện thay đổi của năm 2014, cấu trúc vốn tối ưu năm 2014 như sau: tỷ trọng vốn vay là 49,51%, tăng 150.661 triệu đồng so với năm 2013; tỷ trọng vốn đầu tư chủ sở hữu là 42,99%, tăng 128.353 triệu đồng so với năm 2013. Như vậy trong năm 2014, Công ty có thể vay ngân hàng hoặc phát hành thêm cổ phiếu nhằm đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Tóm lại: Với cấu trúc vốn tối ưu đã tìm được như đã trình bày ở trên, theo tác giả là Công ty nên dùng phương án tài trợ nợ qua việc vay các tổ chức tín dụng hoặc phát hành trái phiếu thay vì phát hành thêm cổ phiếu vì các lý do sau:
- Từ năm 2013 trở đi, Công ty không còn được miễn giảm thuế. Do đó, Công ty nên tăng việc sử dụng vốn vay nhằm tận dụng được lợi ích của từ tấm chắn thuế để tăng thêm thu nhập cho các cổ đông và tăng giá trị doanh nghiệp.
- Do Công ty thuộc ngành điện nên nhu cầu đầu tư vào lưới điện rất lớn, vì vậy khối lượng TSCĐ hữu hình nhiều hơn các ngành khác. Chính vì vậy mà việc vay ngân hàng cũng dễ dàng hơn vì đơn giản là ngân hàng họ lại thích cho các Công ty vay dựa trên tài sản có đảm bảo là TSCĐ hữu hình hơn là các tài sản vô hình.
- Do sản phẩm kinh doanh điện thuộc lĩnh vực độc quyền, nên doanh thu và lợi nhuận hàng năm tương đối ổn định, có thể nói là Công ty đang trong giai đoạn “ sung mãn”, dư thừa tiền mặt thì việc thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ nhiều hơn như một chiến lược tài chính để lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính.
- Do Công ty có uy tín trên thị trường nên việc phát hành trái phiếu dài hạn là một ưu thế cho Công ty. Như chúng ta đã biết, phát hành trái phiếu là một phương thức huy động vốn khá linh hoạt. Để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, Công ty có thể phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, bởi vì có một số nhà đầu tư họ sẵn sàng chấp nhận lãi suất thấp khi sở hữu những trái phiếu này vì họ có cơ hội trở thành chủ sở hữu được quyền hưởng thu nhập thặng dư khi trái phiếu chuyển thành cổ phiếu.