Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 66)

Như vậy qua những gì chúng ta đã phân tích, ta thấy nợ ngắn hạn cũng không kém phần quan trọng. Khi xem xét nợ ngắn hạn của Công ty, một yếu tố rất quan trọng ta không thể bỏ qua, đó là với khoản nợ ngắn hạn mà Công ty đang có thì khả năng thanh toán của Công ty như thế nào ? có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn đến hạn hay không ? Bởi vì khi chủ đầu tư, đối tác hay chủ nợ nhìn vào Công ty, điều họ quan tâm đầu tiên là tình hình thanh toán và khả năng chi trả của Công ty. Để biết được khả năng thanh toán của Công ty, ta đi sâu vào phân tích các tỷ số thanh toán sau:

Bảng 2.4 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

ĐVT : Trđ Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 ± % ± % 1.Tổng tài sản Trđ 990.042 1.075.255 1.160.182 85.213 8,61 84.927 7,90 2. Nợ phải trả Trđ 493.044 531.552 613.724 38.507 7,81 82.173 15,46 3.TS ngắn hạn Trđ 378.534 529.076 611.898 150.542 39,77 82.822 15,65 4. Nợ ngắn hạn Trđ 250.026 322.287 383.954 72.261 28,90 61.666 19,13 5. Hàng tồn kho Trđ 62.159 58.338 102.488 (3.821) (6,15) 44.150 75,68 6. LNTT Trđ 89.778 137.416 97.545 47.638 53,06 (39.871) (29,01) 7. Lãi vay Trđ 15.245 8.425 9.431 (6.820) (44,74) 1.006 11,94 8. EBIT Trđ 105.023 145.841 106.976 40.818 38,87 (38.865) (26,65) 9. Hệ số thanh toán tổng quát=(1)/(2) Lần 2,01 2,02 1,89 0,01 0,74 (0,13) (6,55) 10. Hệ số thanh toán ngắn hạn = (3)/(4) Lần 1,51 1,64 1,59 0,13 8,43 (0,05) (2,92) 11. Hệ số thanh toán nhanh = ((3) -(5))/(4) Lần 1,27 1,46 1,33 0,20 15,43 (0,13) (9,17) 12. Hệ số thanh toán lãi vay=(8)/(7) Lần 6,89 17,31 11,34 10,42 151,28 (5,97) (34,47)

* Đối với hệ số thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của Công ty. Khả năng thanh toán tổng quát cả 3 năm 2011, 2012, 2013 đều lớn hơn 1, cụ thể năm 2011 hệ số thanh toán tổng quát là 2,01; năm 2012 là 2,02 và năm 2013 là 1,89. Nghĩa là năm 2011, cứ 1 đồng nợ phải trả Công ty có 2,01 đồng tổng tài sản để thanh toán, tương tự năm 2012 là 2,02 đồng và năm 2013 là 1,89 đồng.

Nhìn chung 3 năm 2011,2012 và 2013 hệ số thanh toán tổng quát có xu hướng giảm dần cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.

* Đối với hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời cho biết Công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của Công ty.

Hệ số thanh toán hiện thời cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 đều lớn hơn 1 và cao hơn hệ số trung bình của ngành (CRngành=1.5 lần), cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt. Năm 2011, Công ty có 1,51 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Tương tự, năm 2012 là 1,64 đồng và năm 2013 là 1,59 đồng. Như vậy, năm 2012 là năm công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao nhất, năm 2011 là năm Công ty có khả năng thanh toàn nợ thấp nhất. Tuy nhiên chúng ta không nên chỉ dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành mà có thể vội vàng đưa ra kết luận rằng công ty có khả năng chi trả nợ ngắn hạn cao hay thấp mà chúng ta còn đánh giá thông qua các yếu tố thành phần của tỷ số thanh toán hiện hành. Năm 2011 và 2012 tài sản lưu động của công ty chiếm phần lớn là tiền và các khoảng tương đương tiền (khoảng 72%). Năm 2013 tiền và các khoảng tương đương tiền chiếm khoảng 36% (giảm gần một nửa so với năm 2011 và năm 2012), nguyên nhân do năm 2013 lãi suất thời hạn gửi dưới 3 tháng thấp hơn thời hạn gửi từ 3 tháng đến 1 năm nên công ty đã chuyển toàn bộ tiền gửi dưới 3 tháng (các khoản tương đương tiền) sang gửi từ 3 tháng đến 1 năm (đầu tư tài chính ngắn hạn) dẫn đến năm 2013 các khoản tương đương tiền giảm 36% so với năm 2011 và 2012 đồng thời khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 33% so với năm 2011 và năm 2012.

Qua phân tích ở trên ta thấy, Công ty quản lý tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả (có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, chiếm khoảng 73% tài sản ngắn hạn) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Tuy nhiên, khả năng thanh toán ngắn hạn được tính toán dựa trên giá trị tài sản ngắn hạn, bản thân tài sản ngắn hạn chứa đựng cả khoản mục hàng tồn kho, mà hàng tồn kho là một loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất là hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất. Vì thế trong nhiều trường hợp, khả năng thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của Công ty. Để đánh giá chính xác hơn, chúng ta dùng chỉ số thanh toán nhanh.

* Đối với hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán thực sự của Công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, không bao gồm khoản mục hàng tồn kho ( là loại tài sản khó hoán chuyển thành tiền). Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một Công ty.

Qua 3 năm 2011, 2012, 2013 tỷ số này đều lớn hơn 1 và đều cao hơn hệ số trung bình của ngành (QRngành= 1.2 lần), chứng tỏ tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty rất tốt. Năm 2011, Công ty có 1,27 đồng tài sản nhanh cho mỗi đồng nợ ngắn hạn, năm 2012 là 1,46 đồng và năm 2013 là 1,33 đồng. Hệ số thanh toán nhanh năm 2012 tăng 0,2 lần hay tăng 15,43 % so với năm 2011. Năm 2013, tỷ số này giảm chút ít , giảm 0,13 lần hay giảm 9,17% so với năm 2012. Tuy nhiên, Công ty không nên để hệ số thanh toán nhanh quá cao, vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

* Đối với hệ số thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng, và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán lãi vay không ổn định qua các năm 2011, 2012, 2013 cụ thể năm 2011 là thấp nhất (6,89 lần), đến năm 2012 cao nhất (17,31 lần) và sang năm 2013 giảm 34,47% so với năm 2012 (11,34 lần). Mặc dù hệ số này không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung hệ số này ở mức cao thể hiện công ty có đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí lãi vay. Nếu như Công ty cứ duy trì ổn định như vậy thì các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sàng tiếp tục cung cấp vốn cho Công ty khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán.

Nhìn chung, Công ty sử dụng vốn vay khá hiệu quả.

Tóm lại: Với các tỷ số thanh toán vừa phân tích trên, ta thấy Công ty đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhưng Công ty quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.5 Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn

Bảng 2.5 Các tỷ số đo lường cấu trúc vốn

ĐVT : Trđ Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ± % ± % 1. Nợ phải trả 493.044 531.552 613.724 38.507 7,81 82.173 15,46 a. Nợ ngắn han 250.026 322.287 383.954 72.261 28,90 61.666 19,13 b. Nợ dài hạn 243.018 209.264 229.771 (33.754) (13,89) 20.506 9,80 2. VCSH 496.997 543.703 546.458 46.706 9,40 2.754 0,51 3. Tổng tài sản 990.042 1.075.255 1.160.182 85.213 8,61 84.927 7,90 4. Tỷ số nợ (1/3) 49,80 49,43 52,90 (0,37) (0,73) 3,46 7,01 5. Tỷ số tự tài trợ (2/3) 50,20 50,57 47,10 0,37 0,73 (3,46) (6,85) 6. Tỷ số nợ trên VCSH (1/2) 99,20 97,76 112,31 (1,44) (1,45) 14,54 14,88 7. NV thường xuyên (b+2) 740.016 752.968 776.228 12.952 1,75 23.260 3,09 8. Tỷ số NV thường xuyên (7/3) 74,75 70,03 66,91 (4,72) (6,31) (3,12) (4,46) 9. Tỷ số NV tạm thời (a/3) 25,25 29,97 33,09 4,72 18,69 3,12 10,41 10. Tỷ số VCSH/NV thường xuyên (2/7) 67,16 72,21 70,40 5,05 7,52 (1,81) (2,51)

(Nguồn: Tính toán của tác giả được tổng hợp từ BCTC Công ty 2011,2012,2013)

- Phân tích tính tự chủ về tài chính của Công ty:

Qua bảng phân tích ta thấy nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ lệ tương đương nhau trong cấu trúc tài chính, cấu trúc tài chính của Công ty cân bằng không nghiêng về nợ hay vốn chủ sở hữu . Điều này chứng tỏ Công ty có tính độc lập về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ, Công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tuy nhiên tỷ số nợ qua các năm 2011, 2012 và 2013 có xu hướng tăng lên và lần lượt là 49,8%, 49,43% và 52,9%. Ngược lại tỷ số tự tài trợ qua các năm 2011- 2013 có xu hướng giảm xuống và lần lượt là 50,2%; 50,57% và 47,10%. Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty có dấu hiệu giảm dần.

Để thấy rõ hơn tính tự chủ của Công ty, ngoài việc dựa vào hai tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ nêu trên, ta còn xét thêm tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu, thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sỡ hữu. Tỷ số này lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013 là 99,2 %, 97,76 % và 112,31% và có xu hướng tăng qua các năm cho thấy mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sỡ hữu của Công ty có dấu hiệu giảm dần. Một lần nữa khẳng định cho vấn đề đã phân tích ở trên.

Tóm lại, Mặc dù cấu trúc tài chính của Công ty cân bằng không nghiêng về nợ hay vốn chủ sợ hữu cho thấy Công ty có tính độc lập về tài chính nhưng mức độ tự chủ về tài chính có dấu hiệu giảm dần qua các năm 2011, 2012, 2013.Do đó, đòi hỏi Công ty nên quan tâm hơn và có phương án tăng giảm các tỷ số trên cho phù hợp với tình hình hoạt động và vị thế tài chính của mình.

- Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ :

Tính ổn định về mặt tài trợ thể hiện mức ổn định khi sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tính ổn định liên quan đến nguồn vốn sử dụng có tính chất thường xuyên hay tạm thời.

Tỷ số nguồn vốn thường xuyên/tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm 2011,2012, 2013 và lần lượt là 74,75%; 70,03% và 66,91%. Ngược lại tỷ số nguồn vốn tạm thời/tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm 2011, 2012, 2013 và lần lượt là 25,25%; 29,97% và 33,09%. Điều này cho thấy nguồn tài trợ của Công ty phần lớn là nguồn vốn thường xuyên, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn hơn nợ ngắn hạn, Công ty có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và Công ty chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn .

Tuy nhiên, do đặc thù của Công ty là kinh doanh điện năng nên yêu cầu về đầu tư TSCĐ rất lớn trong toàn bộ tài sản, do đó tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên so với nguồn vốn tạm thời cao là điều tất yếu. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn. Mối quan hệ này được thể hiện qua tỷ suất giữa nguồn vốn chủ sỡ hữu với nguồn vốn thường xuyên.

- Phân tích tỷ số vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn thường xuyên

Tỷ số vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn thường xuyên phản ánh rõ hơn về khả năng tự chủ tốt về mặt tài chính của Công ty. Tỷ số này năm 2010 là 67,16%, năm 2012 là 72,21 % và năm 2013 là 70,40 %. Do vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên có xu hướng tăng dần qua các năm 2011, 2012, 2013 dẫn đến tỷ số vốn chủ sở hữu/ nguồn vốn thường xuyên tăng tương ứng, điều đó cho thấy Công ty ngày một tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vốn chủ sở hữu tăng lên làm Công ty bớt phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài, như vậy sẽ làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, về nguyên tắc, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay nợ, áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên Ban điều hành Công ty rất lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)