Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 42)

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC): là chi phí sử dụng vốn mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một cấu trúc vốn nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư. Hay nói cách khác chúng ta có WACC là lãi suất chiết khấu phản ánh chi phí của các nguồn tài trợ cá thể được gia quyền bởi tỷ trọng của các nguồn tài trợ của doanh nghiệp.

Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm:

- Nợ dài hạn

- Vốn chủ sở hữu : Vốn cổ phần ưu đãi

Vốn cổ phần thường: Lợi nhuận giữ lại Cổ phần thường

Thông thường một doanh nghiệp không sử dụng một loại vốn đơn lẻ mà sẽ kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa trên chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nguồn vốn sao cho chi phí bình quân gia quyền là thấp nhất.

Việc tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân để giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn được dự án đầu tư tốt nhất hay cấu trúc vốn tối ưu (với chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ hơn IRR là tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án).

Với wi là tỷ trọng từng nguồn vốn, ri là chi phí sử dụng các nguồn vốn sau thuế. Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính như sau [8.TV]:

WACC = 

n

i 1

wi x ri

WACC = Wd x rd + Wp x rp + We x re + Wne x rne + Wre x rre

NGUỒN VỐN TỶ TRỌNG VỐN CHI PHÍ SD VỐN

1. Nợ vay dài hạn Wd rd

2. Vốn cổ phần ưu đãi Wp rp

3. Vốn cổ phần thường We re

4. Vốn cổ phần thường mới phát hành Wne rne

5. Lợi nhuận giữ lại Wre rre

Chi phí nợ chịu tác động của thuế TNDN nên sẽ giảm đúng bằng phần tiết kiệm thuế. Thuế TNDN càng lớn thì chi phí nợ càng thấp, đây chính là cơ sở của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ thay đổi khi một trong các nguồn vốn riêng lẻ có chi phí thay đổi. Có hai lý do để chi phí sử dụng vốn thay đổi:

- Một là: Do hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tăng mức độ rủi ro, khi đó nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để bù đắp mức độ rủi ro tăng lên. Do đó chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

- Hai là: Do cung cầu về vốn trên thị trường tài chính thay đổi. Khi cầu về vốn tăng, hay doanh nghiệp muốn huy động thêm một lượng vốn mới thì chi phí vốn hay lãi suất trên thị trường tăng lên tương ứng vì lượng cung vốn trên thị trường lúc này thấp hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Do vậy chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, với từng lượng vốn huy động khác nhau.

- Mặt khác khi doanh nghiệp tăng sử dụng nợ, tỷ trọng nợ trên VCSH tăng lên, mức độ rủi ro tăng lên và chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn, doanh nghiệp cũng bị áp lực tài chính là chi phí khánh tận, chính điều này làm triệt tiêu lợi thế đòn cân nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 42)