Tài trợ bằng nợ vay có một lợi thế quan trọng là chi phí lãi vay là chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế TNDN.
Bảng 2.17 Lợi ích tấm chắn thuế từ lãi vay của công ty
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
CHỈ TIÊU Đvt Wd=20,9% Wd= 0% Wd= 60 % Tổng vốn tài trợ Trđ 626.968 626.968 626.968 Wd % 20,90 - 60,00 Nợ vay Trđ 131.056 - 376.181 VCSH Trđ 495.912 626.968 250.787 Chi phí sử dụng nợ vay % 7,20 7,20 7,20
1. LNTT và lãi vay (EBIT) Trđ 106.976 106.976 106.976
2. Lãi vay (I) Trđ 9.431 - 27.069
3. LNTT(EBT) = (1)-(2) Trđ 97.545 106.976 79.907
4. Thuế TNDN phải nộp Trđ 25.510 27.868 21.100
5. Thuế TNDN tiết kiệm giữa phương án 1 &2
Trđ
2.358
6. Thuế TNDN tiết kiệm giữa phương án 1 &3
Trđ
4.410
(Nguồn: Tính toán của tác giả được tổng hợp từ BCTC Công ty 2011,2012,2013 )
Qua bảng 2.17, so sánh giữa phương án 1 (Wd =20,9%) và phương án 2 (Wd =
0%), ta thấy nhờ việc sử dụng 20,9% nợ vay trong tổng vốn tài trợ mà Công ty đã tiết
kiệm được 2.358 trđ tiền thuế TNDN. Giả sử tăng nợ vay lên 60%, so sánh giữa phương án 1 (Wd =20,9%) và phương án 3 (Wd = 60 %) ta thấy nhờ việc tăng nợ vay lên 60% trong tổng vốn tài trợ mà Công ty đã tiết kiệm được 4.410 trđ, một con số không hề nhỏ.
Trên thực tế, việc sử dụng nợ không những đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh của DN, mà đối với quản trị tài chính DN, đây còn là một vấn đề mang tính “nghệ thuật” trong việc hoạch định cấu trúc vốn nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hóa giá trị DN và hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn của M & M, một DN nên gia tăng nợ cho đến khi giá trị từ hiện giá của tấm chắn thuế vừa đủ để bù trừ bằng gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Vì vậy, Công ty cần lưu ý đến chi phí kiệt quệ tài chính khi có nhu cầu huy động vốn bằng tài trợ nợ nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị DN, tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho các cổ đông.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA