Phân tích biến động kết cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2011,2012,

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 60)

Biến động kết cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm 2011,2012 và 2013 như sau:

50.20% 25.25% 24.55% 50.57% 29.97% 19.46% 47.10% 33.09% 19.80% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

NĂM 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn Vốn chủ sỡ hữu

Bảng 2.3 Phân tích biến động kết cấu nguồn vốn Công ty từ 2011-2013 ĐVT: Trđ Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 2012 2013 ± % ± % A. Nợ phải trả 493.045 531.551 613.722 49,80 49,43 52,90 38.506 7,81 82.171 15,46 I. Nợ ngắn hạn 250.026 322.287 383.953 25,25 29,97 33,09 72.261 28,90 61.666 19,13 - Vay ngắn hạn 34.207 49.310 52.005 3,46 4,59 4,48 15.103 44,15 2.695 5,47 - Nợ ngắn hạn không tính lãi 215.819 272.977 331.948 21,80 25,39 28,61 57.158 26,48 58.971 21,60 II. Nợ dài hạn 243.019 209.264 229.769 24,55 19,46 19,80 (33.755) (13,89) 20.505 9,80 - Vay dài hạn 119.912 97.325 116.651 12,11 9,05 10,05 (22.587) (18,84) 19.326 19,86 - Nợ dài hạn 118.329 105.395 106.661 11,95 9,80 9,19 (12.934) (10,93) 1.266 1,20 - Dự phòng trợ cấp mất việc làm 2.826 0,29 - - (2.826) (100,00) -

- Doanh thu chưa thực hiện 1.952 6.544 6.457 0,20 0,61 0,56 4.592 235,25 (87) (1,33)

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 496.997 543.703 546.458 50,20 50,57 47,10 46.706 9,40 2.755 0,51

Tổng nguồn vốn 990.042 1.075.254 1.160.180 100,00 100,00 100,00 85.212 8,61 84.926 7,32

Từ bảng 2.3, hình 2.3 và phụ lục số 2.4, ta thấy qua ba năm 2011,2012 và 2013 có sự tương đồng giữa nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu trong cấu trúc tài chính. Năm 2011 nợ phải trả chiếm 49,8% tổng nguồn vốn, năm 2012 chiếm 49,43% và năm 2013 chiếm 52,9%. Về ghi nhận ban đầu cho thấy cơ cấu vốn của Công ty khá an toàn, Công ty đã thực hiện khá tốt việc sử dụng đòn cân nợ từ việc tranh thủ các nguồn tín dụng khác ngoài hệ thống Ngân hàng.

* Đối với vốn chủ sở hữu

Năm 2011: vốn chủ sỡ hữu là 496.997 triệu đồng, chiếm 50,2% tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn và dài hạn chiếm 49,8% tổng nguồn vốn trong đó nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tương đương nhau cụ thể nợ ngắn hạn 250.026 triệu đồng chiếm 25,25% tổng nguồn vốn còn nợ dài hạn là 243.019 triệu đồng chiếm 24,55% tổng nguồn vốn.

Năm 2012: vốn chủ sỡ hữu là 543.703 triệu đồng, chiếm 50,57% tổng nguồn vốn và tăng so với năm 2012 là 9,4% do công ty được nhận biếu tặng hệ thống điện trung hạ áp khu đô thị mới Phước Long từ công ty CP phát triển nhà và đô thị Nha Trang và khu đô thị Vĩnh Điềm Trung từ công ty CP đầu tư và TM Vinaconex-UPGC. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm 49,43% tổng nguổn vốn. Như vậy cơ cấu vốn năm 2012 so với năm 2011 không thay đổi đáng kể.

Năm 2013, vốn chủ sỡ hữu 546.458 triệu đồng, chiếm 47,1% tổng nguồn vốn và tăng 0,51% so với năm 2012, một con số không đáng kể. Trong khi đó nợ phải trả 613.722 triệu đồng chiếm 52,9% tổng nguồn vốn và tăng 15,46% so với năm 2012. Như vậy, cơ cấu vốn năm 2013 so với các năm 2011 và 2012 có tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sỡ hữu cho thấy công ty đã tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính và kèm theo các rủi ro về tài chính có thể gặp phải.

Để phân tích rõ hơn nữa sự thay đổi cụ thể của các khoản nợ và vốn chủ sỡ hữu của các năm vừa qua, ta xem xét từng khoản mục như sau:

* Đối với nợ phải trả:

Nợ phải trả năm 2012 là 531.551 triệu đồng, tăng 38.506 triệu đồng (hay tăng

7,81 %) so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ phải trả tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2012 cụ thể là tăng 82.171 triệu đồng ( hay tăng 15,46%). Cả 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, nợ dài hạn có xu hướng giảm dần lên trong khi đó nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần. Để biết được nguyên nhân tăng giảm cụ thể, chúng ta sẽ lần lượt đi vào xem xét từng thành phần cấu trúc tài chính của Công ty.

Như chúng ta đã biết, đối với nợ dài hạn thì Công ty không trả lãi nhưng đối với vay dài hạn thì Công ty phải trả lãi .Qua 3 năm 2011-2013, nợ dài hạn và vay dài hạn chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau với tỷ lệ xấp xỉ 50% cho mỗi thành phần , phần nào cho thấy Công ty sử dụng khá khéo léo cân bằng 2 khoản nợ này nhằm giảm bớt áp lực trả lãi vay.

+ Về khoản vay dài hạn : năm 2012 giảm 22.587 triệu đồng hay giảm 18.84% so với năm 2011 do công ty trả nợ vay hàng năm và trong năm 2012 không có khoản vay nào phát sinh thêm. Trong khi đó năm 2013 tăng 19.326 triệu đồng hay tăng 19.86% so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 ngoài việc trả nợ vay hàng năm, Công ty có vay thêm 29 tỷ đồng của Quỹ đầu tư phát triển Khánh Hòa để thực hiện các dự án “phủ điện khu vực vùng lõm, vùng trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” (hạn mức 7 tỷ đồng thời hạn 72 tháng, lãi suất 9,6%/năm); dự án “cải tạo lưới điện 15kv E Vạn Giã cấp điện khu kinh tế Vân Phong”(hạn mức 8 tỷ đồng, thời hạn 66 tháng, lãi suất 9,52%/năm); dự án “ Cải tạo lưới 15kv sau F2B và F2C lên 22kv đấu nối trạm biến áp 110kv Ninh Thủy” (hạn mức 2,8 tỷ, thời hạn 72 tháng, lãi suất 9,52%/năm); dự án “xây dựng mới tuyến 374-E27” (hạn mức 5 tỷ đồng, thời hạn 66 tháng, lãi suất 9,52%/năm) và dự án “nâng cao năng lực điện khu vực Khánh Vĩnh” (hạn mức 6,2 tỷ đồng, thời hạn 72 tháng, lãi suất 9,52%/năm).

Ngoài ra, Công ty có vay thêm 37 tỷ đồng của Ngân hàng An Bình- chi nhánh Khánh Hòa để thực hiện các dự án “trạm biến áp 110kv bán đảo Cam Ranh và nhánh rẽ”(hạn mức 30 tỷ đồng, thời hạn 60 tháng, lãi suất 12%/ năm) ; dự án“ nhà điều hành điện lực Diên Khánh- Khánh Vĩnh” ( hạn mức 7 tỷ, thời hạn 120 tháng, lãi suất 10%/ năm) và vay của ngân hàng TMCP Công thương- chi nhánh Khánh Hòa để thực hiện dự án “ nhà điều hành điện lực Cam Lâm”(hạn mức 6 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng, lãi suất 10%/năm).

+ Về khoản nợ dài hạn: năm 2012 và năm 2013 đều giảm so với năm 2011, nguyên nhân là:

Thứ nhất do năm 2011, Công ty nhận nợ từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam liên quan đến tài sản bàn giao là công trình Trạm biến áp 110KV bán đảo Cam Ranh. Sang năm 2012, Công ty đã nhượng lại tài sản này cho Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia. Thứ hai do năm 2011, Công ty nhận nợ từ Công ty CP đầu tư và thương mại Vinaconex-UPGC “công trình hệ thống điện trung hạ áp và các trạm biến áp khu đô thị

Vĩnh Điềm Trung”, sang năm 2012 và 2013 Công ty được nhận biếu tặng tài sản này từ Công ty CP đầu tư và thương mại Vinaconex-UPGC, Công ty đã ghi nhận tăng thu nhập khác và tăng vốn tương ứng với phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Qua phân tích trên ta thấy, năm 2013 tốc độ tăng của vay dài hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ dài hạn so với năm 2012. Điều này cho thấy Công ty gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn của mình cụ thể là tận dụng lợi thế về tấm chắn thuế từ lãi vay. Phần nợ trả lãi vay này là nguồn gốc của chi phí tài chính cố định, cho ta biết khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty cao hay thấp và mức độ khuếch đại thu nhập chủ sở hữu ra sao? Nhưng tại sao đến năm 2013 Công ty mới gia tăng việc tận dụng lợi thế này ? Lý do là năm 2011 và năm 2012 Công ty đang được giảm 50% thuế TNDN, sang năm 2013 Công ty không còn được giảm thuế, vì vậy năm 2013 công ty phải trả một khoản thuế TNDN nhiều hơn so với lợi nhuận đạt được. Vì vậy việc tận dụng lợi thế về tấm chắn thuế từ lãi vay lúc này là cần thiết. + Về khoản nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn được cấu thành bởi 2 loại là vay và nợ ngắn hạn có trả lãi đó chính là những khoản vay từ các ngân hàng của Công ty, và phần thứ hai chiếm một phần không nhỏ trong nợ ngắn hạn là các khỏan nợ ngắn hạn không tính lãi bao gồm các khoản nợ sau: Khoản phải trả người bán, người mua ứng trước, phải trả cho người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi. Đây là các khoản nợ chiếm dụng, khi sử dụng các khoản nợ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không phải trả lãi vay.

Nếu xét về tỉ trọng thì nợ ngắn hạn không tính lãi chiếm ưu thế trong nợ ngắn hạn, chiếm từ 84%-85% nợ ngắn hạn và ngược lại khoản nợ ngắn hạn có tính lãi chiếm tỉ trọng rất ít, chiếm từ 13%-15% nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn tính lãi chủ yếu là khoản vay từ các ngân hàng, vay bắt đầu từ năm 2012 để bổ sung vốn lưu động cho Công ty ( năm 2012 vay từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình-chi nhánh Khánh Hòa, lãi suất 9%/năm; năm 2013 vay từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội-chi nhánh Khánh Hòa, lãi suất 6,4%/năm và được đảm bảo bằng tín chấp).

Nếu xét đến giá trị thì ta nhận thấy sự thay đổi qua các năm như sau: năm 2011 nợ ngắn hạn phải trả lãi là 34.207 triệu đồng thì đến năm 2012 nó tăng lên 49.310 triệu đồng và đến năm 2013 thì tăng lên 52.005 triệu đồng. Cùng với đó là việc tăng liên tục của các khoản nợ không tính lãi, năm 2011 là 215.818 triệu đồng thì đến năm 2012 là 272.916 triệu đồng và tiếp tục tăng đến năm 2013 là 331.948 triệu đồng.

Như vậy để bổ sung vốn lưu động cho công ty, công ty giảm tối thiểu việc đi vay và tăng cường việc sử dụng nợ chiếm dụng để không phải trã lãi vay (chiếm dụng vốn từ phải trả người lao động, và từ các nguồn phải trả người bán, phải trả phải nộp khác., người mua trả tiền trước) và nó đang có xu hướng tăng về tỷ trọng trong nợ ngắn hạn.

Qua tìm hiểu thực tế tình hình của Công ty, ta nhận thấy một số thuận lợi và bất lợi của Công ty khi sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn như sau:

Yếu tố thuận lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn:

- Tính linh hoạt trong huy động vốn do nguồn tài trợ ngắn hạn rất linh động, dễ dàng thay đổi, nên từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục.

- Chi phí sử dụng vốn của nợ ngắn hạn thường thấp hơn so với nợ dài hạn, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn thường được phát hành với chi phí thấp hơn. Cụ thể ta thấy trong phần nợ ngắn hạn của công ty thì nguồn nợ từ phải trả người bán, người mua ứng trước, phải trả cho người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả phải nộp khác, chi phí phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi. Các khoản nợ này không tốn chi phí sử dụng vốn, chủ yếu chỉ dựa vào uy tín của Công ty. Công ty sẽ không phải tốn chi phí trả lãi vay, Công ty sẽ tiết kiệm được một phần chi phí rất đáng kể.

- Nợ ngắn hạn có thể được tăng hay giảm tương ứng với các nhu cầu tài trợ thay đổi, vì thế Công ty chỉ gánh chịu chi phí tài trợ khi thật sự cần thiết.

Yếu tố bất lợi của việc sử dụng nợ ngắn hạn so với nợ dài hạn:

- Khi khoản nợ ngắn hạn cũng như khoản nợ chiếm dụng chiếm một tỷ trọng lớn thì Công ty nên thận trọng, vì Công ty không tốn chi phí trả lãi đối với khoản chiếm dụng, nhưng Công ty cần cân nhắc xem khi nào khoản nợ này đến hạn, Công ty có khả năng thanh toán đúng hạn không, nếu không Công ty sẽ bị phạt. Vấn đề quan trọng hơn cả không phải là số tiền Công ty bị phạt, mà là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như uy tín của Công ty. Ví dụ như Công ty thanh toán chậm cho nhà cung cấp thì họ sẽ không muốn cung cấp vật liệu cho Công ty, hoạt động sản xuất sẽ bị đình trệ; hay Công ty nợ lương CBCNV sẽ gây tâm lý bất ổn cho CBCNV, sẽ làm giảm năng suất lao động,… Một khi uy tín Công ty bị mất đi thì Công ty sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hết sức khó khăn.

- Khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều, sử dụng nợ dài hạn ít thì khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của Công ty cũng không nhiều, bởi vì vay ngắn hạn có chi phí sử dụng

vốn thấp hơn rất nhiều so với nợ vay dài hạn, cho nên khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay cũng sẽ thấp.

Vì vậy Công ty cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong kết cấu vốn của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc vốn tại công ty cổ phần điện lực khánh hòa (Trang 60)