3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị
1.3.2. Hệ thống cơ quan hành chín hở nƣớc ta
Theo Hiến pháp năm 1992, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ và UBND các cấp. Các cơ quan hành chính nhà nước tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau. Mỗi cơ quan hành chính là một khâu, mắt xích không thể thiếu được trong hệ thống. Tính thống nhất cao của nó được thể hiện bằng sự bền chặt, liên tục, thường xuyên hơn bất kỳ một hệ thống cơ quan nào khác của Nhà nước; được quyết định bởi tính thống nhất về nghiệp vụ, chức năng hoạt động quản lý hành chính nhà nước- chức năng chấp hành và điều hành do những cơ quan này thực hiện. Hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được lãnh đạo, điều khiển chung từ một trung tâm là Chính phủ,, người đứng đầu là Thủ tướng. Cơ sở tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được quy định trong Hiến pháp.
Theo Hiến pháp năm 1992, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước gồm có:
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ (Điều 109), có toàn quyền giải quyết các vấn để liên quan đến quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước, chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định pháp luật
- Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND các cấp) là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ; hoạt động thường xuyên ở địa
phương, thực hiện việc chỉ đạo, điều hành hàng ngày công việc hành chính nhà nước ở địa phương.
Sự hình thành và phát triển của các cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước, đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, địa lý, dân cư, khoa học kỹ thuật… Nói cách khác là tùy thuộc vào yêu cầu quản lý hành chính nhà nước của từng giai đoạn của cách mạng.