Điều kiện tự nhiên về đất đa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 54)

3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị

2.1.1.Điều kiện tự nhiên về đất đa

Huyện Thanh Trì nằm ở phía Nam và Đông Nam Hà Nội, tiếp giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm (với sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam. Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Vì thế trước đây tên cũ của huyện là Thanh Đàm, có nghĩa là "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn nữa đã thuộc về các quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Sau khi thành lập quận Thanh Xuân và trước khi quận Hoàng Mai ra đời (năm 2001), diện tích tự nhiên của huyện là 9.791 ha, gồm 24 xã và 01 thị trấn. Đến năm 2003, một phần của huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 09 xã và một phần (55ha) của xã Tứ Hiệp. Sau khi chia tách, diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì chỉ còn 6.292.73 ha với 15 xã và 01 thị trấn: thị

trấn Văn Điển và các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Liên Ninh, Yên Mỹ, Duyên Hà, Đông Mỹ, Vạn Phúc.

Về tình hình SDĐ đai, qua kết quả thống kê đất đai năm 2008 của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cho thấy, tính đến ngày 01/01/2009, tổng diện tích đất theo địa giới hành chính của huyện là 6.292.73 ha, trong đó: (i) Đất công trình công cộng và dịch vụ: 19,85 ha; (ii) Đất công trình giáo dục: 26,62 ha; (iii) Đất ở: 1.046,83 ha; (iv) Đất di tích lịch sử - văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng: 42,98 ha; (v) Đất cây xanh công cộng, thể dục thể thao: 6,72 ha; (vi) Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 118,04 ha; (vii) Đất an ninh, quốc phòng: 70,4 ha; (viii) Đất đường giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật thành phố (trong đó đất giao thông là 91,09 ha; đất đê sông Hồng là 32,2 ha; đất hạ tầng kỹ thuật là 12 ha); (ix) Đất sông hồ, mương thoát nước: 1.067,7 ha; (x) Đất canh tác nông nghiệp và đất trống: 3.693,15 ha.

Về thổ nhưỡng: căn cứ tài liệu tổng thể thành phố Hà Nội khu vực đất đai huyện Thanh Trì có đặc điểm như sau: (i) Khu vực ngoài đê có địa chất á cát, á sét, phù hợp để phát triển vùng rau an toàn; (ii) Khu vực phía đông đường 1A có địa chất á cát, á sét, tương đối thuận lợi cho khai thác, xây dựng; (iii) Khu vực phía tây bắc của huyện (vùng Tân Triều) có địa chất á sét, than bùn, than non, ít thuận lợi cho xây dựng; (iv) Khu vực tây nam huyện có địa chất than bùn, á sét thuận lợi cho xây dựng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội (Trang 54)