0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI (Trang 31 -31 )

2 Xem từ bài viết của TS Doãn Hồng Nhung.

1.2. TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đa

1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải quyết tranh chấp đất đai là một vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều vấn đề của xã hội; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những phản ứng không chỉ của một cá nhân, mà là của nhiều người; và nếu có sự tác động tiêu cực từ bên ngoài sẽ dễ gây nên những

tác động xấu đối với xã hội. Việc giải quyết dứt điểm, có tình, có lý, có đạo lý, có truyền thống,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương.

Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Đồng thời giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

- Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học do Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn: "Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai" [29.

- Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: …Việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm phạm đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra [32, tr. 462-463]. Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với tổ chức và giữa các tổ chức sử dụng đất với nhau để qua đó phục hồi các quyền lợi bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

Để nhận diện rõ hơn hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, chúng ta hãy phân biệt hoạt động này với giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Giải

quyết tranh chấp đất đai có những điểm khác biệt chủ yếu so với khiếu nại, tố cáo về đất đai cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2004, 2005: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình". Trong khi đó, "tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" (khoản 26 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003). Như vậy, giữa tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai có những điểm khác nhau cụ thể sau:

Tranh chấp đất đai Khiếu nại về đất đai

1. Về chủ thể: Người SDĐ, bao gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ;

2. Đối tượng tranh chấp: Quyền và nghĩa vụ của người SDĐ;

3. Bản chất: Tranh chấp đất đai là bất đồng mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ;

1. Về chủ thể: Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cán bộ, công chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;

2. Đối tượng khiếu nại: Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc của công chức nhà nước;

3. Bản chất: Khiếu nại về đất đai là việc công dân, tổ chức đề nghị cơ quan nhà nước, công chức nhà nước xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi họ có chứng cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính này xâm phạm

4. Thẩm quyền giải quyết: TAND hoặc UBND cấp huyện, cấp tỉnh;

5. Trình tự, thủ tục giải quyết: Theo quy định của Luật đất đai;

6. Luật áp dụng: Luật đất đai

quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

4. Thẩm quyền giải quyết: Cơ quan bị khiếu nại, cơ quan cấp trên của người bị khiếu nại hoặc Tòa hành chính thuộc TAND;

5. Trình tự, thủ tục giải quyết: Tuân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo;

6. Luật áp dụng: Luật khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai

Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai khác với tố cáo đất đai ở những điểm chủ yếu sau đây:

Tranh chấp đất đai Tố cáo về đất đai

1. Về đối tượng: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ;

2. Chủ thể tranh chấp: Người SDĐ trong quan hệ đất đai;

3. Mục đích của giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên và góp phần duy trì sự ổn định chính trị, sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân;

1. Về đối tượng: Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật đất đai;

2. Chủ thể: Chủ thể tố cáo là bất kỳ ai phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đất đai;

Chủ thể bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai;

3. Mục đích của tố cáo về đất đai: Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai và góp phần duy trì pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ - HÀ NỘI (Trang 31 -31 )

×