3 Trích từ bài viết của PGS.TS Phạm Hữu Nghị
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đa
hóa, kiểm tra các văn bản pháp luật đất đai nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Mặt khác, đổi mới, cải tiến công tác xây dựng pháp luật bằng cách chú trọng việc phân tích, đánh giá chính sách; thực hiện đấu thầu dự án xây dựng các đạo luật đất đai,… nhằm "đưa cuộc sống vào trong pháp luật";
Phát huy quyền làm chủ của người dân; thực hiện thường xuyên cơ chế đối thoại giữa chính quyền với người dân trong quá trình thực hiện pháp luật đi đôi với việc phát huy vai trò của các ngành, đoàn thể quần chúng trong việc hòa giải kịp thời các bất đồng, mâu thuẫn ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CHẤP ĐẤT ĐAI
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và căn cứ vào những định hướng cơ bản được đề cập trên đây; các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai được luận văn đưa ra.
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về hòa giải tranh chấp đất đai đất đai
Theo Điều 135 Luật Đất đai năm 2003:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở;
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn;
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai [22].
Thực tiễn thi hành quy định này cho thấy phát sinh một số tình huống sau đây rất khó giải quyết:
Thứ nhất, trong trường hợp UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải mà một bên đương sự vắng mặt không có lý do thì có coi đó là trường hợp hòa giải không thành không?;
Thứ hai, trường hợp UBND xã, phường, thị trấn hòa giải thành và lập biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. Sau đó, một bên đương sự thay đổi ý kiến không đồng ý thì UBND xã, phường, thị trấn có tiến hành hòa giải một lần nữa không hay các bên đương sự khởi kiện vụ việc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
Những vấn đề nêu trên không tìm thấy "câu trả lời" trong các quy định hiện hành. Để khắc phục các tồn tại này, theo chúng tôi cần bổ sung nội dung Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định:
- Trong trường hợp UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải mà một bên đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng thì UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyết. Việc tổ chức hòa giải lại chỉ thực hiện trong trường hợp một bên đương sự vắng mặt có lý do chính đáng;
- Trường hợp UBND xã, phường, thị trấn hòa giải thành và lập biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. Sau đó, một bên đương sự thay đổi ý kiến không đồng ý thì tiến hành hòa giải lại; nếu trường hợp hòa giải lần thứ 2 không thành, các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyết.